Dự báo VN-Index có thể vượt mốc 1.600 điểm

Admin

Một số công ty chứng khoán, tổ chức quốc tế nâng dự báo chỉ số đại diện chứng khoán Việt Nam vượt mức 1.600 điểm.

chứng khoán - Ảnh 1.

Chỉ số đại diện sàn chứng khoán Việt Nam đang được "kéo" mạnh bởi nhóm cổ phiếu trụ - Ảnh: AI

Kết thúc phiên ngày 11-7, Sau đợt tăng nóng bất động sản và vàng, chứng khoán là kênh duy nhất dưới đỉnh 2022Khả năng chứng khoán tái lập đỉnh lịch sử 1.500, nhà đầu tư có nên 'rót' tiền lúc này?

Từ đó gián tiếp hỗ trợ các nhóm ngành tài chính như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán trong khía cạnh tránh nợ xấu và lưu thông dòng vốn, theo đánh giá của VCBS.

Cũng theo công ty chứng khoán này, VN-Index đang được định giá tương đương mặt bằng bình quân khu vực. VCBS ước tính P/E (định giá) của Việt Nam sẽ dao động ở vùng 13,9x - 15,3x trong năm 2025.

Với kịch bản cơ sở, VCBS dự báo chỉ số VN-Index có thể đạt 1.555 điểm với P/E đạt 14,6x và EPS thị trường tăng 12%.

Còn với kịch bản khả quan, chỉ số có thể đạt 1.663 điểm với kỳ vọng nâng hạng thị trường, các chính sách mạnh mẽ, quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng và các bước tiến tích cực từ nghệ thuật ngoại giao linh hoạt.

Trước đó, JPMorgan - một tổ chức tài chính lớn trên thế giới - cũng nâng đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam lên mức "tăng tỉ trọng", đồng thời nâng dự báo VN-Index lên tối đa 1.600 điểm trong kịch bản lạc quan.

Cuối năm thường tăng thấp hơn đầu năm

Theo đội ngũ phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), thống kê lịch sử giai đoạn 2010 - 2024 cho thấy mức tăng bình quân của chỉ số trong nửa cuối năm có xu hướng thấp hơn nửa đầu năm.

Trung bình, VN-Index tăng 1,64% trong nửa cuối năm, thấp hơn đáng kể mức tăng 6,42% ghi nhận trong nửa đầu năm.

SSI Research cho rằng xu hướng này thể hiện yếu tố suy giảm mang tính mùa vụ của động lực thị trường, với một số ngoại lệ. Chẳng hạn, năm 2017 thị trường bứt phá sau giai đoạn đi ngang tích lũy (2013-2016) nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, hoặc nửa cuối năm 2020 khi VN-Index phục hồi mạnh sau khi giảm sâu trong nửa đầu năm do đại dịch COVID-19.

Những ngoại lệ này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố vĩ mô và động lực thanh khoản trong việc xác định hiệu suất thị trường nửa cuối năm.

Với năm nay, SSI Research dự báo trong giai đoạn tháng 7 và đầu tháng 8, thị trường sẽ chịu áp lực chốt lời trong mùa công bố kết quả kinh doanh.

Ngoài ra, dư địa nới lỏng thêm chính sách tiền tệ bị hạn chế trong bối cảnh tỉ giá đã tăng hơn 3% trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời tác động từ thuế quan bắt đầu thể hiện rõ rệt hơn, thể hiện qua số liệu xuất khẩu và kết quả kinh doanh quý 3 của một số nhóm ngành liên quan như dệt may, thủy sản, khu công nghiệp.

Kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Chứng khoán SSI vẫn duy trì quan điểm tích cực về thị trường trong dài hạn với mục tiêu VN-Index đạt 1.500 điểm cuối năm 2025 nhờ các động lực chính như nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận bền vững.

Các lĩnh vực đóng góp chính bao gồm ngân hàng, bất động sản, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng.

Việc Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày cũng góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng trong quý 2 và có thêm thời gian chuẩn bị để giảm tác động từ thị trường này trong các quý tiếp theo.

Công ty chứng khoán, tổ chức quốc tế dự báo VN-Index vượt 1.600 điểm - Ảnh 2.Một chỉ số chứng khoán của Việt Nam vừa phá đỉnh cũ thời COVID-19

VN30-Index, chỉ số đại diện 30 doanh nghiệp uy tín và có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, vừa phá bỏ đỉnh lịch sử đã lập năm 2021, leo lên mốc mới 1.594 điểm.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề