Gần 20% người trưởng thành trong độ tuổi sinh sản tại 14 quốc gia được khảo sát cho rằng họ sẽ không thể có số con như mong muốn, do áp lực kinh tế và bất ổn toàn cầu.
Mục lục
Nhân viên phục vụ làm việc tại một cửa hàng bán cà phê ở TP.HCM - Ảnh: H.P.
Tỉ suất sinh giảm không chỉ diễn ra ở Việt Nam
Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn như mức sinh thấp nhất lịch sử, mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng trầm trọng và quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh chóng.
Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước. Tỉ suất sinh giảm là một trong ba yếu tố quan trọng (cùng với tuổi thọ tăng và di cư) dẫn đến
Một người cao tuổi sống tại Hà Nội đang tập thể dục - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Theo khảo sát của GS Long và nhóm nghiên cứu thực hiện năm 2019, nhiều người ở tuổi 30 cho rằng "chuyện tuổi già còn xa", trong khi những người ở độ tuổi 40-44 bắt đầu thấy lo lắng về thu nhập, sức khỏe, tiết kiệm...
Để bước vào nhóm người cao tuổi một cách chủ động và vững vàng, họ cần được bảo đảm về việc làm, thu nhập ổn định, tham gia bảo hiểm xã hội và y tế, đến việc hình thành thói quen tiết kiệm và duy trì sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
"Nếu không có công cụ, chính sách và truyền thông phù hợp thì rất khó để người trẻ chủ động chuẩn bị cho cuộc sống về già. Nghĩa là, cần 'đánh thức' thế hệ trẻ ngay từ bây giờ để họ ý thức được phải làm gì trước khi trở thành người cao tuổi", GS Long chia sẻ.
Điều này càng trở nên quan trọng khi dự báo đến năm 2045, Việt Nam sẽ có khoảng 26,4 triệu người cao tuổi (những người từ 60 tuổi trở lên). Cùng lúc đó, quy mô lực lượng lao động có xu hướng giảm.
Nếu không có bước chuyển đổi nâng cao chất lượng lao động, tăng năng suất ngay từ bây giờ, Việt Nam có thể khó đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao.
Việt Nam phải nâng năng suất tổng hợp
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ tăng năng suất. Để có tăng trưởng GDP cao thì tốc độ tăng năng suất tổng hợp (TFP) cũng phải cao một cách tương ứng.
Theo tính toán của GS Dwight Perkins (ĐH Harvard) và TS Vũ Thành Tự Anh, giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, trong giai đoạn 2019 - 2030, để GDP của Việt Nam tăng 5%, TFP cần tăng trung bình 2,4% mỗi năm. Trong trường hợp để GDP tăng trưởng 7%, đòi hỏi TFP tăng 4% và cũng là mức cao so với hiện tại.
Trước mục tiêu tăng trưởng kinh tế, TS Tự Anh phân tích rằng khoảng 20 năm trước, lực lượng lao động của Việt Nam tăng trung bình 2% mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay con số này chỉ còn khoảng 0,5% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do dân số già hóa.
Để bù đắp cho sự suy giảm lực lượng lao động, Việt Nam buộc phải nâng cao TFP và điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Bình quân thu nhập của người lao động tăng 7,4%
Thu nhập bình quân của người lao động là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng với 6 kiểm toán viên.
Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp nhà hoạt động xã hội Amanda Nguyễn - nữ phi hành gia gốc Việt đầu tiên bay vào không gian.
HAFOREXIM được thành lập vào năm 1992 với tên gọi ban đầu là Công ty XNK Thanh Hà. Đến năm 2005, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Ngày 11/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam ba đối tượng để điều tra về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo khoản 2 Điều 232 Bộ luật Hình sự.
Sau khi Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương hợp nhất vào TP.HCM từ 1-7, địa phương này được xem là 'siêu đô thị' của cả nước và khu vực. Vậy giải pháp gì để ngành thương mại của 'siêu đô thị' TP.HCM có cơ hội, không gian phát triển trong thời kỳ mới?