Ngày 11-7, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo "Trao đổi tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước" nhằm lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương liên quan.
Mục lục
Sản xuất điện thoại Samsung tại Việt Nam - Ảnh: Q.KH
Đặt vấn đề hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được hiểu như thế nào, bà Trịnh Thị Thu Hiền - phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - dẫn trường hợp của Bộ Công Thương siết truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hóaĐỌC NGAY
Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình gia công, chế biến đầy đủ tại Việt Nam đã làm biến đổi bản chất những linh kiện đó thành sản phẩm điện thoại cuối cùng.
Do đó, nơi làm ra sự thay đổi về mặt bản chất như vậy được xác định là nơi xuất xứ của hàng hóa.
Từ câu chuyện của Samsung, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cho rằng cần phân biệt rõ khái niệm hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam, có giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam theo các khuôn khổ hiệp định mà Việt Nam tham gia, với các khái niệm ghi nhãn “Made in Vietnam”, “Product of Vietnam” hay các khái niệm liên quan đến việc là hàng Việt Nam hay hàng Hàn Quốc.
Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, quy định thế nào là một sản phẩm được coi là có xuất xứ tại Việt Nam, song chỉ áp dụng cho hàng xuất, nhập khẩu mà chưa có cơ sở pháp lý đối với hàng lưu thông trong nước. Điều này gây khó khăn, lúng túng cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Xác định sáu tiêu chí xuất xứ
Từ thực tiễn đó, đại diện Phòng Xuất xứ hàng hóa - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay bộ tiêu chí xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dự kiến sẽ dựa trên hàm lượng giá trị, công đoạn sản xuất chính phải thực hiện tại Việt Nam.
Cụ thể, thứ nhất là xuất xứ thuần túy gồm các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, khai khoáng, đánh bắt, tái chế… được tạo ra hoàn toàn tại Việt Nam.
Thứ hai là sản xuất từ nguyên liệu Việt Nam gồm hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam.
Thứ ba là gia công, chế biến làm thay đổi cơ bản: Sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nhưng nếu công đoạn cuối tại Việt Nam làm thay đổi mã số hải quan - mã HS hoặc đạt tỉ lệ giá trị Việt Nam (VVC) theo quy định.
Thứ tư là không chấp nhận công đoạn gia công, chế biến đơn giản: ví dụ đóng gói, dán nhãn, lắp ráp đơn giản, trộn đơn giản…
Thứ năm là nguyên liệu không đáp ứng CTC nhưng vẫn được coi là hàng Việt nếu giá trị nguyên liệu không có xuất xứ bé hơn hoặc bằng 15% giá xuất xưởng.
Thứ sáu là các yếu tố không cần xét đến: các yếu tố không tính vào xuất xứ hàng hóa như nhiên liệu, chất xúc tác, dụng cụ thử nghiệm, đồng phục, thiết bị an toàn…
Dù vậy, bà Bùi Thị Thùy Dương - Ban Quản lý chất lượng và đánh giá sự phù hợp, Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) - cho rằng việc xây dựng tiêu chí xác định hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” là rất cần thiết, nhưng cần được thiết kế linh hoạt, có lộ trình, phân loại theo nhóm ngành hoặc rủi ro và tham vấn ý kiến rộng rãi.
Theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Anh Sơn, trong bối cảnh tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn, không xuất xứ đang ngày càng gia tăng tại thị trường trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, vi phạm nghiêm trọng hình ảnh và uy tín sản phẩm hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.
Vì vậy, bộ tiêu chí nhằm hoàn thiện khung pháp lý về xuất xứ hàng hóa đối với hàng lưu thông trong nước, là căn cứ để các doanh nghiệp xác định hàm lượng và tình trạng xuất xứ của hàng hóa khi đưa ra lưu thông trên thị trường; giảm tình trạng gian lận thương mại, lẩn tránh xuất xứ, gia tăng niềm tin vào hàng Việt Nam.
Mega livestream: Bùng nổ giảm giá, tràn ngập quà mỹ phẩm, đồ ăn, quần áo... 'made in Vietnam'
Từ mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo đến đồ gia dụng, điện tử… tất cả đều giảm cực sâu tại mega livestream 'Không tiền mặt - Chốt đơn chất'. Nhiều sản phẩm được tung ưu đãi chạm đáy, rẻ hơn cả triệu đồng so với giá gốc.
Tính đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng với 6 kiểm toán viên.
Sáng 11/7, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp nhà hoạt động xã hội Amanda Nguyễn - nữ phi hành gia gốc Việt đầu tiên bay vào không gian.
HAFOREXIM được thành lập vào năm 1992 với tên gọi ban đầu là Công ty XNK Thanh Hà. Đến năm 2005, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Ngày 11/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam ba đối tượng để điều tra về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản” theo khoản 2 Điều 232 Bộ luật Hình sự.
Sau khi Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương hợp nhất vào TP.HCM từ 1-7, địa phương này được xem là 'siêu đô thị' của cả nước và khu vực. Vậy giải pháp gì để ngành thương mại của 'siêu đô thị' TP.HCM có cơ hội, không gian phát triển trong thời kỳ mới?