Nhận "đòn" thuế từ Mỹ, chỉ 2 đối tác thương mại đáp trả, Mỹ thu thêm 50 tỷ USD hải quan

Admin

Các đối tác thương mại của Mỹ phần lớn đã không thể đáp trả các mức thuế quan, tạo điều kiện cho Mỹ tăng thêm gần 50 tỷ USD thu hải quan, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ.

Chỉ Canada, Trung Quốc đáp trả

Bốn tháng kể từ khi Tổng thống Trump khai hỏa "loạt đạn" mở màn cho cuộc chiến thương mại, chỉ có Trung Quốc và Canada đưa ra các biện pháp đáp trả.

Một số đối tác thương mại khác của Mỹ đã quyết định không đáp trả tương tự trong khi đàm phán với Trump để tránh bị đe dọa áp thuế cao hơn nữa.

Đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Mexico đã không trả đũa sau khi bị áp thuế 25% vào tháng 3. Ngay từ đầu các cuộc đàm phán với Trump, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã nói rằng bà muốn một thỏa thuận hơn là trả đũa.

Các nhà kinh tế cho biết vị thế thống trị của Mỹ với tư cách là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, quyết định "lảng tránh" dễ hiểu về mặt kinh tế.

"Không giống như những năm 1930 khi các quốc gia có mối quan hệ thương mại cân bằng hơn, thế giới ngày nay có hệ thống trục-nan hoa với Mỹ ở vị trí trung tâm", Marta Bengoa, giáo sư kinh tế quốc tế tại Đại học Thành phố New York, cho biết. 

Điều đó khiến việc trả đũa về mặt kinh tế trở nên kém hấp dẫn đối với hầu hết các quốc gia, ông nói thêm.

"Nhiều quốc gia đã học được từ cuộc chiến thương mại 2018-2019 rằng hành động trả đũa thường dẫn đến hành động trả đũa ngược lại", Giáo sư Đại học New York lý giải.

EU ngập ngừng

EU, khối thương mại lớn nhất thế giới, đã lên kế hoạch áp thuế trả đũa nhưng đã nhiều lần trì hoãn thực hiện. Ủy viên Thương mại Maroš Šefčovič tuần này cho biết EU đang thảo luận với các đối tác thương mại "cùng chí hướng" về các biện pháp chung tiềm năng.

Ngay cả Canada và Trung Quốc cũng cảnh giác với việc gây hấn với Tổng thống Trump mặc dù đây là hai quốc gia duy nhất áp đặt thuế trả đũa.

Thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc đã tăng lên 145% vào giữa tháng 4. Sau đó, cả hai bên đã nhanh chóng lùi bước, đồng ý tạm dừng đàm phán 90 ngày tại Geneva vào tháng 5, giảm thuế suất xuống còn 30%.

Trong khi đó, gần đây, Thủ tướng Canada Mark Carney đã bãi bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số để nối lại đàm phán thuế với Mỹ.

Không chỉ người tiêu dùng Mỹ ảnh hưởng

Các chuyên gia về chuỗi cung ứng cho biết, chi phí thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ, khi các thương hiệu quốc tế tìm cách phân tán tác động của việc tăng chi phí trên toàn cầu.

Simon Geale, phó chủ tịch điều hành tại Proxima, một công ty tư vấn chuỗi cung ứng thuộc sở hữu của Bain & Company, cho biết các thương hiệu lớn như Apple, Adidas và Mercedes sẽ tìm cách giảm thiểu tác động của việc tăng giá.

"Các thương hiệu toàn cầu có thể cố gắng gánh chịu một phần chi phí thuế quan thông qua việc tìm nguồn cung ứng thông minh và tiết kiệm chi phí, nhưng phần lớn sẽ phải được phân phối sang các thị trường khác, bởi vì người tiêu dùng Mỹ có thể chấp nhận mức tăng 5%, chứ không phải 20% hay thậm chí 40%", Geale nói.

Theo FT