
Dòng tiền vào thị trường chứng khoán vẫn sôi động với thanh khoản vượt 30.000 tỉ đồng - Ảnh: AI vẽ
Trong phiên sáng 15-7, Một chỉ số chứng khoán của Việt Nam vừa phá đỉnh cũ thời COVID-19ĐỌC NGAY
Dòng tiền vào thị trường chứng khoán vẫn sôi động với thanh khoản vượt 30.000 tỉ đồng - Ảnh: AI vẽ
Trong phiên sáng 15-7, Một chỉ số chứng khoán của Việt Nam vừa phá đỉnh cũ thời COVID-19ĐỌC NGAY
Mặc dù cảnh báo các rủi ro trên, ông Minh khẳng định đây chỉ là điều chỉnh ngắn hạn và rủi ro lớn nhất - liên quan đến chiến tranh thương mại và thuế quan - đã giảm bớt. Mục tiêu 1.500 điểm của VN-Index trong năm nay vẫn khả thi, theo ông Minh.
Ngoài ra, dòng vốn ngoại tiếp tục mua ròng mạnh gần đây cũng tạo tâm lý tích cực.
"Dù giá trị mua ròng của khối ngoại không chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giao dịch, tác động tâm lý tới nhà đầu tư trong nước là rất lớn. Khi khối ngoại vẫn mua ròng, nhà đầu tư trong nước sẽ yên tâm và ít có xu hướng bán tháo trong các nhịp điều chỉnh", ông Minh nhấn mạnh.
Áp lực rung lắc từ các cổ phiếu vốn hóa lớn có thể vẫn tiếp tục
Theo chuyên gia Agriseco Research, áp lực bán gia tăng khi thị trường đang tiến về vùng đỉnh lịch sử 1.480-1.500 sau giai đoạn tăng tốc từ giữa tháng 6-2025 mà chưa hề có nhịp điều chỉnh tích lũy nào.
Về mặt định giá, VN-Index có mức P/E hiện tại đạt 14,34 lần, chớm vượt 1 lần độ lệch chuẩn 3 năm nên nhìn chung đã ra khỏi vùng định giá rẻ - hợp lý để tiến vào vùng định giá cao. Ngoài ra, lịch đáo hạn phái sinh đang tới gần nên diễn biến tâm lý nhà đầu tư dễ có nhiều biến động hơn.
Chuyên gia Agriseco Research dự báo áp lực rung lắc - điều chỉnh của chỉ số chính từ các cổ phiếu vốn hóa lớn có thể vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong một vài phiên sắp tới. Dòng tiền trước mắt có thể sẽ tìm tới các cổ phiếu nhóm vốn hóa vừa và nhỏ chưa tăng nhiều, nhằm tìm kiếm cơ hội đầu cơ ngắn hạn trong nhịp rung lắc của thị trường.