Tiểu thương bán thịt heo 'đứng hình' vì dịch tả heo châu Phi

Admin

Chợ ở Quảng Ngãi vẫn nhộn nhịp người mua nhưng các quầy thịt heo thưa thớt, nhiều sạp đóng cửa vì ế. Nguyên nhân bởi người tiêu dùng sợ dịch tả heo châu Phi.

Tiểu thương bán thịt heo 'đứng hình' vì dịch tả heo châu Phi - Ảnh 1.

Tại điểm dịch xã Nghĩa Hành, những quầy thịt heo ở chợ Chùa ế ẩm chưa từng có - Ảnh: TRẦN MAI

Dịch tả heo châu Phi bùng phát một tháng qua tại Quảng Ngãi đang dập dịch tả heo ở phía đông, lại lo bò phía tây lở mồm long móng

Bà Xuân cho biết dù thịt được kiểm dịch đầy đủ, nguồn gốc rõ ràng nhưng nhiều người vẫn e ngại vì tâm lý lo dịch. Giá thịt đã giảm nhưng sức mua vẫn rất yếu, từ khi dịch bùng phát, đa phần người dân "nói không" với thịt heo.

Không riêng chợ tỉnh, tại chợ Chùa (xã Nghĩa Hành, Quảng Ngãi), vùng dịch bùng phát lớn trong thời gian qua, tình hình còn ảm đạm hơn. Nhiều sạp phải tạm nghỉ bán vì không gánh nổi chi phí.

Bà Hương, một tiểu thương bán thịt heo lâu năm tại chợ Chùa, chia sẻ: "Trước kia mỗi ngày tôi bán hết 5 đến 6 con heo, nay chưa bán hết nổi một con. Người lạ thấy thịt heo là né".

Tại chợ Hàng Rượu (phường Trương Quang Trọng, Quảng Ngãi) trước đây có hàng chục tiểu thương bán thịt heo, nay chỉ còn vài người cầm cự. Theo nhiều người bán, giá thịt giảm từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg nhưng lượng tiêu thụ vẫn giảm tới 80%.

"Tiền thuê sạp, công vận chuyển ngày nào cũng mất mà không bán được thì lấy gì sống. Tình hình này kéo dài chắc tôi phải nghỉ luôn", một tiểu thương nói.

Tiểu thương bán thịt heo 'đứng hình' vì dịch tả heo châu Phi - Ảnh 2.

Bà Hương bán thịt heo lâu năm ở chợ Chùa nói trước đây mỗi ngày bà bán được 5 đến 6 con, nay mổ 1 con bán không hết - Ảnh: TRẦN MAI

Chị Ngọc (phường Cẩm Thành) nói trước khi có dịch, ngày nào chị cũng mua thịt heo về chế biến, vì đây là món ăn khoái khẩu của các con. Từ ngày có dịch tả heo châu Phi, chị chuyển sang cá và thịt bò.

Còn bà Hà, người hiếm hoi vẫn mua thịt heo tại chợ tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng không có gì phải sợ. Bà tin tưởng vào công tác kiểm dịch của cơ quan chức năng.

"Miếng thịt nào cũng đóng dấu rõ ràng, thì việc kiểm định từ lúc mổ heo đã an toàn rồi. Không có gì phải lo lắng thái quá. Tôi tin thời điểm có dịch, việc giám sát rất chặt", bà Hà nói.

Dù vậy, bà Hà nói so với trước, gia đình có hạn chế ăn thịt heo.

thịt heo - Ảnh 3.

Chợ trung tâm Quảng Ngãi là chợ sầm uất nhất tỉnh, nay cũng lâm cảnh ế ẩm, nhiều tiểu thương đóng sạp, nghỉ bán thịt heo - Ảnh: TRẦN MAI

Gần 10.000 con heo đã bị tiêu hủy trong 1 tháng

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, từ ngày 27-6 đến nay, dịch tả heo châu Phi đã lan rộng đến 243 thôn, thuộc 34 xã, phường. Tổng cộng 9.610 con heo nhiễm bệnh (khoảng 580 tấn) đã buộc phải tiêu hủy.

Ngành nông nghiệp tỉnh đã cấp phát hóa chất, vắc xin, tổ chức tiêu độc khử trùng, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn phòng dịch cho người dân. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng siết chặt kiểm soát vận chuyển, giết mổ nhằm ngăn chặn dịch lan rộng.

Ngành thú y khuyến cáo người chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, giám sát đàn heo và kịp thời báo cáo khi phát hiện dấu hiệu bệnh.

Ông Trần Phước Hiền, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, chỉ đạo "rắn", yêu cầu các cơ quan tăng cường tối đa lực lượng, biện pháp và chặn đứng dịch bệnh lây lan trong thời gian đến. Không địa phương nào lơ là, để dịch bệnh bùng phát, rồi nêu lý do.

"Phải chặt chẽ từ khâu phòng, chống dịch. Rồi kiểm đếm đàn, lò giết mổ, người dân, tiểu thương nào vi phạm quy định chống dịch, lén lút mổ heo khi chưa kiểm tra an toàn thì xử lý nghiêm", ông Hiền nói.

Tiểu thương bán thịt heo 'đứng hình' vì dịch tả heo châu Phi - Ảnh 6.Chính quyền giải thích việc chôn heo bệnh gần sông Trà Khúc là 'chôn tạm'

Trưa 23-7, lãnh đạo phường Nghĩa Lộ, Quảng Ngãi, xác nhận thông tin người dân phản ánh việc chôn heo bệnh ở khu vực gần sông Trà Khúc là đúng. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, chôn tạm của đội tiêu hủy heo bệnh.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề