Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Admin

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram - Ảnh 1.

Nền tảng nhắn tin Telegram có cả mặt tốt lẫn mặt xấu - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Vì thế không ít người dùng Việt tỏ ra tiếc nuối khi biết Tìm 'gái gọi' trên Telegram, thanh niên bị lừa hơn 3,5 tỉ đồngPhá đường dây ma túy chuyên giao dịch qua Telegram, Zalo, bắt giữ 18 nghi canThủ đoạn của nghi phạm lấy clip nóng trên hội Telegram để tống tiền phụ nữ

Theo ông Khoa, nội dung độc hại gần như tồn tại ở bất kỳ nền tảng Internet nào, quan trọng người dùng có khả năng nhận diện và tránh né hay không mà thôi.

Còn theo ông Trần Viết Quân - chủ tịch Công ty chuyển đổi số Tanca.io, Telegram không chỉ là công cụ nhắn tin mà còn là nền tảng quan trọng cho nhiều doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực blockchain, thương mại điện tử và khởi nghiệp.

Với tính năng bảo mật cao, hỗ trợ nhóm lên đến 200.000 thành viên và khả năng tích hợp với các hệ thống quản trị doanh nghiệp (như CRM hay bot tự động), Telegram giúp tối ưu hóa giao tiếp nội bộ, tương tác với khách hàng và quản lý quy trình kinh doanh.

Ông Quân cũng cho rằng việc chuyển sang các nền tảng khác như Zalo hay WhatsApp không chỉ tốn kém thời gian, chi phí thiết lập mà còn gặp thách thức về hiệu quả. Chẳng hạn, Zalo tuy phổ biến nhưng hạn chế về quy mô nhóm và khả năng tích hợp API, trong khi WhatsApp thiếu một số tính năng quản lý cộng đồng mà Telegram cung cấp.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng bày tỏ quan điểm đồng tình việc chặn Telegram, bởi thuật toán bảo mật nội dung của nền tảng này khiến nó trở thành nơi hoạt động lý tưởng cho tội phạm mạng cũng như những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Việc một nền tảng công nghệ không chấp hành các quy định pháp luật của quốc gia sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường đối với an toàn thông tin, an ninh mạng, chủ quyền số... của quốc gia đó.

Nhưng là nơi các nhóm “đen” hoạt động rầm rộ

Không khó để tìm thấy hàng loạt nhóm chat công khai hay riêng tư chứa các thông tin xấu độc vẫn âm thầm hoạt động mỗi ngày. Trong các nhóm chat này, những video, hình ảnh đồi trụy được chia sẻ tràn lan, thậm chí có cả các phiên livestream từ những "nữ thần" khoe thân.

Thậm chí một số nhóm còn hoạt động như một "chợ đen" chuyên mua bán nội dung khiêu dâm trẻ em hay các gói "sex chat" với giá cả được niêm yết theo phút, theo giờ kèm theo hình ảnh "mẫu" để khách hàng lựa chọn.

Ngoài ra, dịch vụ cờ bạc trực tuyến cũng nở rộ trên Telegram khi các nhóm này thường xuyên tổ chức các trò chơi hơn thua, dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin tham gia. Đặc biệt, đây cũng là nơi rất nhiều nhóm “đầu tư tài chính” hoạt động rất sôi nổi khi mời gọi các thành viên đầu tư tiền vào các sàn tiền ảo không rõ ràng.

Điều đáng nói, rất nhiều người dùng bỗng dưng bị mời hoặc trở thành thành viên của các nhóm “đen” này. Ngoài ra, quy mô của các nhóm cũng rất lớn khi nhiều nhóm có hàng chục ngàn thành viên nhưng cũng có không ít nhóm “đen” có đến hơn 600.000 thành viên.

Vì sao Telegram bị chặn tại Việt Nam?

Telegram bị chặn tại Việt Nam do không tuân thủ các quy định pháp luật theo nghị định 147/2024/NĐ-CP, như không cung cấp thông tin liên hệ, không phối hợp xử lý nội dung vi phạm khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng.

Từ ngày 1-1-2025, các nền tảng cung cấp dịch vụ viễn thông qua Internet phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động, nhưng Telegram không chấp hành.

Ngoài ra công an phát hiện 68% trong số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam chứa nội dung xấu độc, liên quan đến phản động, lừa đảo, mua bán dữ liệu và ma túy.

Telegram có tốt, có xấu, nhiều người tiếc nuối - Ảnh 1.Ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Cơ quan công an phát hiện trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam, có tới 68% kênh, nhóm xấu độc. Nhiều hội, nhóm do các đối tượng chống đối, phản động lập ra. Xảy ra nhiều vụ lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy...

Đọc tiếp Về trang Chủ đề