Tăng trưởng tín dụng cả nước gần 10%: cao nhất kể từ năm 2022

Admin

Tăng trưởng tín dụng cả nước tính đến 30-6 đã đạt mức 9,9% - mức cao nhất kể từ năm 2022 đến nay.

Tăng trưởng tín dụng cả nước gần 10%: cao nhất kể từ năm 2022 - Ảnh 1.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà - Ảnh: NHNN

Tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỉ đồng

Thông tin trên được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, được tổ chức hôm nay 8-7.

Ông Phạm Chí Quang, vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - Ảnh: NHNN

Cũng tại buổi họp báo, Phó thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết ngay đầu giờ sáng nay 8-7, Mỹ công bố mức thuế 25-40% đối với 14 quốc gia, hiệu lực từ ngày 1-8, đồng thời cảnh báo sẽ tăng thuế nếu như các quốc gia này trả đũa, cho thấy kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định trong giai đoạn tới.

"Lạm phát mặc dù hạ nhiệt về mức mục tiêu nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại. Như vậy, rủi ro tiềm ẩn trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tạo áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá, lãi suất trong nước cũng như việc thực hiện mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên", ông Phạm Thanh Hà nói.

Ông Hà cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước luôn theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế để xây dựng các kịch bản điều hành phù hợp, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Về biến động của tỉ giá, ông Phạm Chí Quang, vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, cho biết từ đầu năm đến nay, chính quyền Mỹ thay đổi chính sách nhanh, kể cả chính sách kinh tế, tài khóa và đặc biệt là chính sách tiền tệ. Từ đó dẫn đến biến động của USD cũng rất lớn và đã giảm khoảng 10%, thậm chí có những giai đoạn còn giảm hơn 10%.

Sự suy giảm của đồng USD đã khiến nhiều đồng tiền hưởng lợi, nhất là những đồng tiền ở khu vực châu Á. Tuy nhiên VND vẫn mất giá, đến nay giảm khoảng 2,7-2,8% so với USD.

Ông Quang cho rằng để duy trì sức mạnh đồng tiền thì đồng tiền đó phải có sức hấp dẫn. Sức hấp dẫn một phần có được thông qua lãi suất. Tuy nhiên thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các chính sách điều hành nhằm duy trì mặt bằng lãi suất thấp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

"Để có lãi suất thấp phải có sự đánh đổi nhất định, trong đó có tỉ giá vì khi duy trì mức lãi thấp, chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và USD sẽ bị âm. Các tổ chức sẽ chuyển sang nắm giữ đồng tiền khác hấp dẫn hơn", ông Quang nói.

Theo ông Quang, mặc dù cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn ổn định, cán cân thương mại vẫn thặng dư nhưng việc khối ngoại rút vốn trên thị trường chứng khoán từ năm 2024 đến nay đã gây sức ép lên thị trường ngoại hối. 

Kinh tế Việt Nam có độ mở cao, thị trường xuất khẩu lớn, nhất là sang Mỹ, nên chính sách thuế sẽ ảnh hưởng tới tỉ giá, lãi suất thời gian tới khi dòng vốn dịch chuyển giữa các quốc gia.

Tăng trưởng tín dụng gần 10% - cao nhất kể từ năm 2022 - Ảnh 3.Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải nguyên nhân giá vàng miếng SJC chênh cao với thế giới

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã nêu rõ nhiều nguyên nhân dẫn đến giá vàng miếng SJC trong nước tăng nhanh hơn giá vàng thế giới và chênh lệch giá tăng cao.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề