Hồng Hải Đăng thực hiện series Làm miếng nói về những món ăn trong làng ẩm thực Việt Nam nghe tên thấy rùng mình nhưng là khoái khẩu của không ít người.
Mục lục
Một số món trong series: chuột nướng, nậm pịa, tiết canh, gỏi cá nhảy - Ảnh: FBNV
Họa sĩ Hồng Hải Đăng (sinh năm 1998, sống và làm việc ở Đồng Nai) nói một cách hài hước series Làm miếng "chống chỉ định cho những người yếu bụng".
Series này tổng hợp những món ăn độc lạ nhất Việt Nam, chỉ cần nghe tên thôi đã thấy rùng mình: đuông dừa, tiết canh, rươi, gỏi cá nhảy, hột vịt lộn, nậm pịa, chuột nướng,
Họa sĩ tự do Hồng Hải Đăng - Ảnh: NVCC
Quê ở Bến Tre, ai mà không biết đặc sản đuông dừa nhưng đây lại là món ăn gây ám ảnh đối với anh. Lần gần nhất món ăn khiến Đăng "xanh mặt" là bún đậu mắm tôm.
"Rộng ra mới thấy có rất nhiều món mà không ít người nhìn thôi đã sợ hoặc nghe thấy đã tránh xa", tác giả nói đó là những ý tưởng dẫn dắt anh thực hiện series này mà đuông dừa là món mở đầu.
Hồng Hải Đăng bắt đầu ghi lại những khoảnh khắc đó bằng hình ảnh một đôi tay đang "mời chào" và một đôi tay "chối đây chối đẩy", vừa thật vừa hài hước, đưa vào tranh của mình.
"Không phải để chê, mà là để kể về một lát cắt trong văn hóa ăn uống của người Việt: đa dạng, phóng khoáng và đôi khi rất "thử thách", Hồng Hải Đăng chia sẻ.
Mỗi vùng lại có một kiểu "làm miếng" riêng
Khi bắt tay thực hiện series tranh này có một điều thú vị đó là, Đăng nhận ra kho tàng ẩm thực Việt Nam "sâu khủng khiếp, vẽ hoài không hết".
Trước Làm miếng, Hồng Hải Đăng từng vẽ một dự án về 63 tỉnh, thành của Việt Nam (tên Đây ngồi ráp Việt).
"Khi đó mình đã bị cuốn hút bởi kho tàng ẩm thực Việt Nam, rất nhiều món mình muốn đưa vào tranh nhưng trong Làm miếng, mình chỉ lấy những món mà một bộ phận người Việt mình rất sợ hoặc rất thích", Đăng nói.
Món đuông dừa khởi đầu series - Ảnh: FBNV
Về series tranh này, tác giả cho rằng Việt Nam mình không thiếu món ăn, chỉ thiếu người kể lại nó một cách vui vẻ, dễ thương, và đôi khi... can đảm chút xíu.
"Mỗi vùng, mỗi cộng đồng lại có một kiểu 'làm miếng' riêng. Làm series này giúp mình thấy rõ hơn rằng ẩm thực không chỉ là món ăn, mà là bản sắc, là ký ức, là sợi dây kết nối giữa người với người", anh tâm sự.
Khi vẽ Làm miếng, Hồng Hải Đăng không mất quá nhiều thời gian. Vì muốn mang lại cảm giác mộc mạc, gần gũi và tập trung vào món ăn cũng như biểu cảm trong đó, Đăng dùng hình ảnh đơn giản nhất để truyền tải ý tưởng.
Hột vịt lộn khiến người nước ngoài "chết khiếp", và không phải người Việt nào cũng ăn được - Ảnh: FBNV
Đăng nói đến với series này, ai cũng có thể thấy mình trong đó. Khi vẽ, Đăng vừa vẽ vừa cười, vừa như đang "nhai lại" kỷ niệm. Có khi còn thèm ăn lại, mặc dù lúc đó từng hứa là "không bao giờ nữa".
Sau Làm miếng, Đăng đang ấp ủ ý tưởng vẽ về những thứ đời thường nhất gắn với người dân Việt theo góc nhìn vui vẻ hài hước.
Mục đích mang một chút tiếng cười vào cuộc sống mỗi người sau bao nhiêu bộn bề công việc, gia đình, và khi nhìn vào tranh mọi người có thể thốt lên rằng: "Ê cái này hồi đó mình trải qua rồi nè".
Xem thêm tranh trong series Làm miếng
Có người thắc mắc liền: Sầu riêng mà cũng sợ! Sự thật là nhiều người sợ mùi sầu riêng - Ảnh: FBNV
Mắm tôm khiến không ít người sợ hãi - Ảnh: FBNV
Rươi là nguyên liệu của món chả rươi, rất đặc trưng của Hà Nội, Hải Dương nhưng nhiều người cũng đành chịu vì sợ - Ảnh: FBNV
Món óc heo gây thương nhớ nhưng không phải ai cũng thích - Ảnh: FBNV
Trái nhàu cũng đáng ngại - Ảnh: FBNV
Côn trùng chiên... có thể khiến một số người khóc thét - Ảnh: FBNV
Lạp xưởng, món ăn trong ký ức của những người xa quê
Những ngày cận Tết, giữa nhịp sống bận rộn của phố thị, lòng tôi lại rạo rực nhớ về quê hương với những điều mộc mạc, gần gũi mà mỗi dịp Tết luôn hiện hữu qua một món ăn đặc biệt: lạp xưởng tươi.
Đây được coi là một kỳ tích, mang đến hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân cần truyền máu khẩn cấp, đặc biệt tại các vùng xa xôi, thiên tai và chiến trường.
Tiếp nối việc toà Union Square kết nối ga Nhà Hát, thời gian tới toà nhà Marina Central Tower cũng sẽ kết nối với ga Ba Son, mang đến diện mạo mới cho phường Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
Tổng thống Mỹ ban đầu đã vạch ra mức thuế 49% nếu Campuchia không đàm phán được với Washington. Vào ngày 8/7, ông đã hạ mức thuế xuống còn 36% và gia hạn đàm phán đến ngày 1/8.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, đã đến lúc cùng nhau “vẽ lại bản đồ” du lịch Việt Nam với không gian mở, sản phẩm đặc sắc có chiều sâu.
Theo Công an TP Hà Nội, tính đến hết ngày 9/7 đã có hơn 50 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn xã La Phù (cũ) tự nguyện giao nộp hàng hóa với số lượng khoảng 25 tấn bánh kẹo, thực phẩm các loại (táo đỏ, xúc xích, lương khô...). Hiện chính quyền địa phương khuyến khích bà con tiếp tục tự nguyện giao nộp hàng hóa không đúng quy định để tiến hành tiêu hủy.
Những người thừa kế của cố Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã bán một bất động sản xa xỉ ở trung tâm Seoul với giá 22,8 tỷ won, dường như nhằm thanh toán hóa đơn tiền thuế thừa kế lớn nhất từ trước đến nay của Hàn Quốc.