Hơn nửa thế kỷ miệt mài lao động khoa học, PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã có những đóng góp to lớn cho ngành khảo cổ học Việt Nam.
Mục lục
PGS Nguyễn Lân Cường - Ảnh: Facebook NGUYỄN LÂN HIẾU
Từ đồng bằng Bắc Bộ đến miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, ông luôn gắn bó với thực địa, miệt mài khai quật và nghiên cứu những giá trị văn hóa cổ.
Các công trình nghiên cứu của ông góp phần làm sáng tỏ lịch sử dân tộc và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của
PGS Nguyễn Lân Cường trong một lần đi khảo cổ - Ảnh: Facebook NGUYỄN LÂN HIẾU
Những đóng góp của PGS Nguyễn Lân Cường không chỉ thể hiện qua số lượng công trình nghiên cứu mà còn thông qua ảnh hưởng sâu rộng đối với thế hệ các nhà khoa học trẻ. Các đồng nghiệp và học trò đều coi ông là tấm gương mẫu mực về lòng tận tụy với khoa học.
Theo PGS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), phần lớn hiểu biết hiện nay về con người Việt cổ từ thời đại đồ đá cũ đến thời kỳ kim khí và dựng nước thời Hùng Vương đều mang dấu ấn công trình nghiên cứu của PGS Nguyễn Lân Cường.
Các cuộc khai quật tại Mán Bạc, Làng Vạc, Hoàng thành Thăng Long đều thể hiện phong cách nghiên cứu nghiêm cẩn, ghi chép tỉ mỉ và phân tích kỹ lưỡng của ông Nguyễn Lân Cường.
Ông Trình Năng Chung cho biết tinh thần làm việc bền bỉ, trách nhiệm và đam mê khảo cổ học của ông Nguyễn Lân Cường đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều thế hệ học trò.
Theo TS Nguyễn Gia Đối, nguyên viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), ông Nguyễn Lân Cường không chỉ xuất sắc trong nghiên cứu hiện vật và di tích, mà còn nỗ lực thúc đẩy tiếp cận liên ngành giữa khảo cổ học, nhân học, lịch sử và địa chất học.
PGS Nguyễn Lân Cường là người đặt nền móng cho việc kết hợp khảo cổ học và nhân chủng học hiện đại ở Việt Nam, từng bước đưa nghiên cứu người cổ Việt Nam tiệm cận trình độ quốc tế.
Tinh thần trách nhiệm, sự cẩn trọng trong phân tích và thái độ trung thực khoa học của ông Nguyễn Lân Cường đã tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển của ngành khảo cổ học Việt Nam hiện nay và tương lai.
Ngày 6-5, PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã từ trần tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 85 tuổi.
Sự ra đi của PGS Nguyễn Lân Cường là mất mát to lớn đối với khảo cổ học, cổ nhân học và nền khoa học xã hội Việt Nam, ông đã để lại di sản khoa học quý báu cho các thế hệ kế tiếp.
Phó giáo sư Nguyễn Lân Cường qua đời
PGS.TS Nguyễn Lân Cường, nhà khảo cổ học lập kỷ lục 'người nghiên cứu nhiều nhất các di cốt người Việt cổ', vừa qua đời trưa nay (6-5) tại Hà Nội.
Theo họa sĩ Đặng Xuân Hòa, dù cuộc thi UOB Painting of the year đến Việt Nam muộn hơn so với Thái Lan, Singapore, Indonesia nhưng chất lượng tác phẩm của họa sĩ Việt không hề thua kém, thậm chí có phần lôi cuốn hơn, có hồn hơn.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo (chai 300g) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
"Không có thị trường đơn lẻ nào có thể thay thế được Mỹ", doanh nhân Trung Quốc nói. “Nếu tình hình không cải thiện..., trường hợp xấu nhất là đóng cửa".
Novaland đã bán bớt vốn tại một loạt công ty con, trong đó nổi bật nhất là thương vụ giảm tỉ lệ sở hữu tại công ty đang là chủ đầu tư dự án Aqua City ở Đồng Nai.
Cơ quan hàng không dân dụng Pakistan thông báo tạm thời đóng cửa không phận kể từ 2h55 hôm nay (7/5, giờ Việt Nam), Vietnam Airlines thực hiện điều chỉnh đường bay và kế hoạch khai thác các chuyến bay giữa Việt Nam và châu Âu, nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.
Các nhà xuất khẩu và các chuyên gia nhận định rằng kết quả ấn tượng này ở Trung Quốc là điều ngoài dự đoán giữa bối cảnh thương chiến với Mỹ đang leo thang.