Người Việt ngày càng chuộng siêu ứng dụng, với tần suất sử dụng trung bình 5 lần/tuần gồm thanh toán, gọi xe và giao đồ ăn. Mô hình 'tất cả trong một' đang trở thành xu hướng tiêu dùng nổi bật, đặc biệt ở nhóm người dùng từ 25-44 tuổi tại TP.HCM.
Mục lục
Người dùng Việt dùng app đặt xe, gọi đồ ăn và thanh toán trung bình 5 lần/tuần - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo báo cáo "Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025" vừa được Cimigo công bố, trung bình người Việt sử dụng siêu ứng dụng 5 lần mỗi tuần, tập trung vào ba nhóm dịch vụ chính: thanh toán điện tử 3,88 lần/tuần, gọi xe máy 3,04 lần/tuần, và đặt giao đồ ăn 2,83 lần/tuần.
Dùng app nhiều, ưu tiên tiện lợi
Cimigo là một công ty nghiên cứu thị trường độc lập hoạt động chủ yếu tại khu vực châu Á. Theo đánh giá của Cimigo, mô hình "tất cả trong một" thu hút người dùng đang có xu hướng ưu tiên tích hợp dịch vụ trong một nền tảng duy nhất để tiết kiệm thời gian, chi phí và thao tác.
Tại TP.HCM, nhóm người dùng trong độ tuổi 25-44 có tần suất sử dụng và mức chi tiêu cho hầu hết các dịch vụ trên siêu ứng dụng cao hơn đáng kể so với các nhóm tuổi khác, đặc biệt ở dịch vụ giao đồ ăn.
Trong khi đó,
Báo cáo "Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025" vừa được Cimigo công bố - Ảnh: Cimigo
Cuộc đua gọi xe công nghệ, "miếng bánh" ngày càng đông người chia
Trên thị trường app gọi xe công nghệ hiện nay, Grab vẫn giữ vị trí dẫn đầu, Be ứng dụng thuần Việt đang ghi dấu ấn mạnh mẽ nhờ mô hình tích hợp đa dịch vụ. Xanh SM tạo lợi thế bằng đội xe điện đồng bộ, còn Tada "đánh vào" nhóm tài xế với chính sách không thu phí hoa hồng.
Dù mỗi ứng dụng có chiến lược riêng, nhưng điểm chung là tất cả đều hướng đến mục tiêu giành lấy thời gian và chi tiêu mỗi ngày của người dùng Việt.
Xe công nghệ 'tê liệt' giờ cao điểm, có phải tài xế đồng loạt tắt app?Lên xe công nghệ tới... metro
Trong năm 2024, Be ghi nhận mức tăng trưởng GMV toàn nền tảng đạt 60%, lượng người dùng tăng 50%. Đáng chú ý, 70% người dùng Be sử dụng từ hai dịch vụ trở lên, với mức chi tiêu cao gấp 25 lần nhóm chỉ dùng một dịch vụ.
Be đang tích hợp 12 nhóm dịch vụ như gọi xe, giao hàng, beFood, beGiúpviệc, đặt vé máy bay, xe khách, bảo hiểm, viễn thông…
Grab vẫn là "ông lớn" đi đầu với tệp khách hàng rộng và mạng lưới dày đặc. Tuy nhiên trong năm qua, hãng này đối mặt với thách thức về mức chiết khấu cao, khiến nhiều tài xế và người dùng chuyển sang các lựa chọn khác.
Xanh SM, thương hiệu gọi xe thuần điện của Tập đoàn Vingroup, nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng nhờ chất lượng dịch vụ và định vị rõ nét về môi trường.
Đáng chú ý, Tada không xuất hiện rầm rộ trên thị trường nhưng ứng dụng gọi xe công nghệ thu hút sự chú ý với chính sách hoa hồng tài xế khá thấp, tạo hiệu ứng lan tỏa tại Hà Nội và TP.HCM.
Grab Việt Nam thay 'tướng', CEO là người Việt giữa áp lực cạnh tranh lớn
Ông Mã Tuấn Trọng - giám đốc thương mại Grab Việt Nam - sẽ chính thức đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành từ ngày 1-7, thay cho ông Alejandro Osorio, người được điều chuyển sang điều hành Grab Singapore.
Thành phố đã có chủ trương thu hút đầu tư phát triển thêm các trung tâm dữ liệu chuẩn Tier III, phủ sóng 5G, đầu tư xây mới trạm cáp quang biển cập bờ với băng thông tuyến cáp đạt 90Tbps, đầu tư dự án không gian đổi mới sáng tạo.
Theo quy định Hoa hậu có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị tước vương miện - thu hồi danh hiệu.
Từng là “ông vua” cà phê Robusta với gần 40% thị phần toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế số 1 xuất khẩu cà phê này vào tay Brazil, do sản lượng liên tục sụt giảm. Sản lượng Robusta trong niên vụ 2024/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.
Bộ Y tế yêu cầu các Trung tâm kiểm nghiệm được giao nhiệm vụ lấy mẫu sản phẩm ngẫu nhiên để kiểm tra chỉ số SPF nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch về khả năng chống nắng.