Nghe anh hùng Tư Cang, người làm giả căn cước rồng xanh và vợ chiến sĩ biệt động Sài Gòn kể chuyện

Admin

Tối 6-5, chương trình kịch nói gây quỹ 'Để dành ngày mai ấy' diễn ra tại Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, do sinh viên khoa báo chí và truyền thông tổ chức.

Tư Cang - Ảnh 1.

Từ trái qua: ông Lâm Quốc Dũng, bà Đặng Thị Tuyết Mai và ông Tư Cang

Các khách mời tham dự gồm có Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (bí danh Để dành ngày mai ấy: Vở kịch sinh viên tái hiện cuộc đời Anh hùng Tư Cang - Ảnh 5.Để dành ngày mai ấy: Vở kịch sinh viên tái hiện cuộc đời Anh hùng Tư Cang - Ảnh 6.

Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang) chia sẻ cảm xúc sau khi xem vở kịch - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Sau khi xem xong vở kịch, Anh hùng Lực lượng vũ trang Tư Cang không giấu nổi xúc động khi nhớ về những kỷ niệm cũ, cảm thấy vui vì thế hệ trẻ ngày nay dành sự quan tâm nhiệt tình đến lịch sử dân tộc.

Dù đã 98 tuổi, ông Tư Cang vẫn nhớ và kể những ngày tháng làm tình báo, đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Trong suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng, ông Tư Cang chỉ có vài tháng ngắn ngủi sống bên cạnh vợ. Sau đó, ông đi làm tình báo suốt 28 năm, cách xa gia đình.

Những năm tháng làm chỉ huy cụm tình báo, ông buộc phải thay tên đổi họ, sống dưới nhiều lớp vỏ bọc để bảo vệ thân phận, chưa từng một lần trở về nhà dù khoảng cách chỉ là gang tấc. Mãi đến khi đoàn tụ cùng vợ con, ông đã 47 tuổi và lần đầu tiên được ôm cháu ngoại vào lòng.

Chuyện làm giả 'căn cước rồng xanh'

Ông Lâm Quốc Dũng (Dũng râu) là người đứng sau những “vỏ bọc hoàn hảo” giúp hàng trăm cán bộ, chiến sĩ hoạt động an toàn, công khai ngay giữa lòng địch thông qua việc làm giả giấy tờ tùy thân, đặc biệt là căn cước.

Ông kể lại vào thời điểm ấy, việc làm giấy tờ giả diễn ra vô cùng khẩn trương. Quân khu cần tập trung khoảng 200 quân. Đa số họ đều không có giấy tờ và không thể vào thành phố tác chiến. Vì vậy, ông buộc phải làm sao để họ có giấy tờ trước Tết để kịp tập kết chiến đấu.

Tư Cang - Ảnh 3.

Ông Lâm Quốc Dũng kể chuyện làm giả "căn cước rồng xanh" để qua mặt quân địch - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, nhiều chiến sĩ biệt động hy sinh hoặc bị bắt, phía địch phát hiện căn cước giả. 

Chính quyền cũ đổi thẻ căn cước mới, sử dụng công nghệ in ấn hiện đại của Mỹ, với hình con rồng màu xanh in bằng mực phản quang ở chính giữa, nên dân gian gọi là “

Bà Đặng Thị Tuyết Mai, vợ của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai chia sẻ - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Phía sau người anh hùng ấy là bóng dáng âm thầm của bà Đặng Thị Tuyết Mai - người vợ hiền lặng lẽ hy sinh cả thanh xuân để bảo vệ vỏ bọc cho chồng.

Bà kể những năm tháng khổ sở khi dù là vợ chính thức, bà chấp nhận mang tiếng “gái trẻ giật chồng” suốt 10 năm chỉ để che giấu thân phận của chồng là chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Hàng xóm xung quanh nhìn bà bằng ánh mắt khinh bỉ. Người ta không ngần ngại dùng những lời lẽ cay nghiệt, tồi tệ nhất để miệt thị, chửi rủa bà. Nhiều lần bà bị vợ các sĩ quan lính Việt Nam Cộng hòa hành hung, chửi bới, thậm chí cướp giật tài sản.

Tư Cang - Ảnh 5.

Nam sinh viên nhận nhiều lời khen khi hóa thân thành công vai Anh hùng Lực lượng vũ trang Tư Cang lúc trẻ - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Toàn bộ lợi nhuận từ chương trình kịch nói gây quỹ "Để dành ngày mai ấy" được trao tặng cho Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất nằm ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành lập vào năm 1977.

Đây là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Người có công (Bộ Nội vụ) nhằm chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng và thực hiện chế độ chính sách đối với thương binh nặng ở khu vực phía Nam.

Anh Tống Đức Bình - giám đốc trung tâm, cho biết hiện nay cơ sở đang chăm sóc sức khỏe cho 46 thương bệnh binh của hơn 20 tỉnh, thành trong cả nước. Thương bệnh binh qua 2 thời kỳ: thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ bảo vệ biên giới Tây Nam.

Thương binh của trung tâm là thương binh hạng 1/4, tỉ lệ thương tật trên 81%. Nhiều thương bệnh binh có vết thương đặc biệt như: vết thương cột sống gây liệt hoàn toàn 2 chi dưới, vết thương sọ não gây rối loạn tâm thần, vết thương cắt cụt chi thể, vết thương bụng, vết thương ngực, vết thương hỏa khí gây hỏng hoàn toàn 2 mắt…

Để dành ngày mai ấy: Vở kịch sinh viên tái hiện cuộc đời Anh hùng Tư Cang - Ảnh 8.Anh hùng Tư Cang 98 tuổi nói về Địa đạo: Đất đá trụi nhưng con người không lay chuyển

Ở tuổi 98, Anh hùng - Đại tá tình báo Tư Cang dự ra mắt phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' và khích lệ tinh thần đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cùng ê kíp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề