Không học mỹ thuật, cũng không phải kiến trúc sư, nhưng từ đôi tay khéo léo và tình yêu tha thiết với quê hương miền Tây sông nước, chị Nguyễn Hồng Phúc (phường Tân Thành, tỉnh Cà Mau) đã tạo ra nhiều sản phẩm mô hình tuyệt đẹp.
Mục lục
Chị Phúc dựng nên nhiều căn nhà trong miền ký ức về miền Tây, thời gian khó khi sống cùng cha mẹ, ông bà - Ảnh: THANH HUYỀN
Mô hình chị Nguyễn Hồng Phúc sáng tạo có căn là nhà sàn gỗ lợp mái lá, có căn là nhà xây nền gạch tàu đỏ au, có căn nằm chênh vênh trên mặt nước, xung quanh là bèo, sen, súng và một chiếc cầu tre xiêu vẹo.
Những ngôi nhà nhỏ xíu chỉ bằng quyển vở học sinh, vậy mà lại gợi lên cả một miền
Một số tờ báo, radio, túi xách, bàn ghế đều được thu nhỏ theo tỉ lệ - Ảnh: THANH HUYỀN
Mô hình miền Tây một trời ký ức
"Những căn nhà này là ký ức tuổi thơ của tôi, là nơi tôi sinh ra và lớn lên, là nơi cha mẹ, ông bà từng gắn bó cả đời. Mỗi mô hình tôi làm ra đều là một lần sống lại với miền quê xưa cũ ấy", chị Hồng Phúc chia sẻ.
Chị Phúc chăm chút tỉ mỉ từng chi tiết: mái nhà lợp bằng giấy bìa các tông xé vụn để tạo cảm giác giống mái tôn cũ, khung sườn bằng tăm tre nhỏ, bàn ghế làm từ que đè lưỡi, có khi là cả mâm cơm với chén bát, nồi niêu được thu nhỏ như thật.
Những ngôi nhà được chị dựng nên không chỉ là nhà mô hình, mà là cả một thế giới sống động thu nhỏ: có tủ thờ, có bếp củi, có bàn ăn, có sân phơi quần áo, chiếc cối đá xay bột, phía dưới là chiếc ao nhỏ nuôi cá bảy màu tung tăng bơi lội.
Tất cả đều gợi nên một không gian Nam Bộ xưa đặc trưng, nơi từng thế hệ người dân đã sống, đã yêu thương và lớn lên.
Chị Phúc kỳ công chăm chút cho căn nhà với đầy đủ vật dụng đơn sơ nhưng đầm ấm - Ảnh: THANH HUYỀN
Ban đầu, chị Phúc chỉ làm mô hình để… chơi, để gợi nhớ quê hương. Nhưng sau đó những hình ảnh chị chia sẻ trên mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là từ những người con xa quê. Họ tìm đến đặt hàng với mong muốn lưu giữ một phần ký ức tuổi thơ trong từng mô hình nhỏ nhắn ấy.
"Người ta gửi hình căn nhà cũ, có người chỉ nhớ mang máng, rồi kể lại tôi nghe. Tôi phải hình dung, rồi phác thảo lại sao cho đúng với tỉ lệ, đúng kiểu kiến trúc nhà quê miền Tây. Có cái mất gần một tháng mới hoàn thiện", chị chia sẻ.
Đôi tay khéo léo chị Phúc đã làm nên nhiều sản phẩm nhỏ bằng cây kim, sợi tóc, hạt đậu - Ảnh: THANH HUYỀN
Tùy vào độ công phu, mỗi mô hình có giá từ 500.000 đến hơn 1 triệu đồng: "Làm cái này cực lắm, có khi mỏi mắt dán từng chi tiết nhỏ, có lúc phải mày mò suốt đêm. Nhưng mỗi khi xong một căn nhà, tôi thấy lòng mình nhẹ lại, như vừa trở về nhà sau một chuyến đi xa".
Hiện tại chị Phúc có hàng chục mẫu nhà khác nhau, từ nhà gỗ truyền thống, nhà mái ngói, nhà sàn sông nước, đến những căn nhà kết hợp với tiểu cảnh như hồ nước, bèo, bụi chuối… Tất cả đều mang một vẻ chân thật, dân dã và chan chứa tình quê.
Chị Phúc tự tay làm và sắp xếp các đồ vật ngăn nắp gọn gàng để giáo dục con cái - Ảnh: THANH HUYỀN
Dạy con yêu quê từ những ngôi nhà giấy
Không dừng lại ở việc làm mô hình để bán hay trưng bày, chị Phúc còn xem đây là một cách giáo dục con cái tình yêu quê hương. Chị kể: "Tôi làm nhà rồi kể con nghe về thời xưa mẹ từng ở đó thế nào, đi học ra sao, ông bà ngày xưa sống khó khăn mà đầm ấm lắm. Các bé nghe rồi cũng thích, hỏi han nhiều thứ".
Những căn nhà nhỏ vì thế không chỉ là vật trang trí hay mô hình nghệ thuật, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, nơi ký ức của cha mẹ được kể lại, nơi tuổi thơ của con trẻ được gieo vào lòng bằng tình yêu chân phương với quê hương đất nước.
Dù không được đào tạo bài bản nhưng những gì chị Hồng Phúc làm được lại chạm đến trái tim nhiều người. Từ những vật liệu đơn sơ như tăm tre, giấy bìa, que kem, dây kẽm… chị đã tạo nên cả một "miền Tây thu nhỏ".
"Chỉ cần còn nhớ quê, còn thương tuổi thơ mình từng sống bên bếp lửa, bên dòng sông thì tôi sẽ còn tiếp tục làm những căn nhà nhỏ này", chị nói, ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Một lớp học khoảng năm 2000 được chị Phúc tái hiện - Ảnh: THANH HUYỀN
Một chiếc tủ nhỏ bằng bao thuốc lá nhưng có đầy đủ công năng, có ngăn kéo được và chứa các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt gia đình thời 8X - Ảnh: THANH HUYỀN
Ngôi nhà sàn đơn sơ với chuồng heo, chó, giàn bầu, ổ gà trên mái nhà được tái hiện y như thật - Ảnh: THANH HUYỀN
Mâm cơm nhỏ với đầy đủ các món ăn được chị Phúc tự tay tạo hình - Ảnh: THANH HUYỀN
Chiếc cối xay bột to bằng viên bi có thể "vận hành" được - Ảnh: THANH HUYỀN
Độc đáo hành lang có mái che hình rồng vắt qua núi dài nhất Việt Nam
Công trình hành lang mái che hình rồng tại khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, huyện Đông Giang, Quảng Nam đã được xác lập kỷ lục hạng mục hành lang có mái che hình rồng vắt qua núi dài nhất Việt Nam (460m).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo và cho ý kiến về việc gia hạn sử dụng đất cho các công trình, dự án ngoài ngân sách đã hết thời hạn hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lan rộng trên địa bàn, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu người đứng đầu các sở, ngành, địa phương chịu trách nhiệm nếu để xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người dân.
Đó là chia sẻ của ông Steven Chu - Chủ tịch Nam Long ADC trong một podcast đặc biệt, khẳng định niềm tin cốt lõi và định hướng nhất quán của công ty về nỗ lực kiến tạo nhà ở “vừa túi tiền” dành cho người dân tại các đô thị.
Phụ tải tăng vọt 4.000 MW chỉ trong một ngày cao điểm khiến ngành điện phải căng mình điều phối, trong bối cảnh nhiều nguồn phát không đủ linh hoạt, còn năng lượng tái tạo chưa ổn định.
Mới đây, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Tây Ninh khu vực 4 phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đoạn qua địa phận huyện Gò Dầu (cũ), nay thuộc địa phận xã Phước Thạnh, phường Gia Lộc và phường Gò Dầu (Tây Ninh).