
May Thanh Trì từng là doanh nghiệp với quy mô hàng nghìn nhân sự - Ảnh: TTG
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Thanh Trì (TTG) vừa báo cáo Công ty may không đơn hàng suốt 2 năm, cổ phiếu lao dốc thảm lại đón ‘tin dữ’
May Thanh Trì từng là doanh nghiệp với quy mô hàng nghìn nhân sự - Ảnh: TTG
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Thanh Trì (TTG) vừa báo cáo Công ty may không đơn hàng suốt 2 năm, cổ phiếu lao dốc thảm lại đón ‘tin dữ’
Toàn bộ kế hoạch sử dụng vốn ban đầu dự kiến thực hiện trong quý 3-2024.
Trong báo cáo tiến độ gửi cổ đông, TTG cho biết đến ngày 13-2-2025 đã sử dụng được 9,3 tỉ đồng trên tổng số 14 tỉ đồng.
Đến nay công ty đã thống nhất điều chỉnh lại kế hoạch sử dụng vốn với nhiều thay đổi.
Theo phương án mới, số tiền dự kiến dùng để nâng cấp nhà xưởng cũng sẽ được chuyển sang mục đích trả lương. Khoản chi thuê mặt bằng vẫn giữ nguyên là 2,3 tỉ đồng nhưng lùi thời gian thanh toán.
Ông Lý Nam Ninh - tổng giám đốc May Thanh Trì, cho biết: "Do không thống nhất được việc thay đổi chủng loại hàng hóa và điều chỉnh đơn giá hợp đồng (theo đề nghị của bên cung cấp) nên công ty không thể tiến hành nâng cấp nhà xưởng như kế hoạch".
Giảm tỉ lệ góp vốn để dành thưởng Tết cho công nhân
Không phải đến nay May Thanh Trì mới gặp áp lực về dòng tiền. Đầu năm 2025, ông Đặng Anh Tuấn - chủ tịch HĐQT - đã báo cáo về việc nhận được tờ trình của ban tổng giám đốc đề nghị giảm tỉ lệ vốn góp từ 60% xuống 49% tại công ty con - Công ty CP May Thanh Trì TTG.
Lý do là công ty mẹ đang gặp khó khăn về tài chính và cần giữ nguồn lực để chi thưởng Tết cho cán bộ công nhân viên. Tính đến nay, May Thanh Trì vẫn chưa hoàn tất việc góp đủ vốn theo cam kết ban đầu (5,94 tỉ đồng).
Do đó ban tổng giám đốc đề xuất giảm tỉ lệ sở hữu tại công ty con xuống còn 49% để tuân thủ quy định pháp luật về góp vốn trong công ty cổ phần, và tránh vi phạm cam kết.
May Thanh Trì được cổ phần hóa từ Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì - trước đây thuộc Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội.
Theo giới thiệu trên website công ty, năm 2002, xí nghiệp mở rộng thêm phân xưởng may số 3 chuyên sản xuất hàng dệt kim, thu hút thêm 400 lao động, nâng tổng số lao động lên 1.480 người.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, số lao động chỉ còn 147 người, giảm 41 người so với năm 2023 và giảm 1.333 người so với năm 2002 - thời điểm trước cổ phần hóa.
Dữ liệu: BCTC
Năm ngoái, dù kinh doanh ghi nhận tăng trưởng nhẹ nhưng không đạt mục tiêu đặt ra. Cụ thể theo báo cáo tài chính, doanh thu năm 2024 của TTG đạt 37 tỉ đồng, tăng gần 16% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2,16 tỉ đồng, tăng 19%.
May Thanh Trì kêu khó tuyển người mới, giữ nhân sự có tay nghề
Ban lãnh đạo công ty đánh giá năm 2024 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga - Ukraine, khiến tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn, kéo theo ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
Đơn hàng xuất khẩu sụt giảm cả về số lượng lẫn đơn giá, chi phí đầu vào gia tăng (dịch vụ thuế ngoài, bảo hiểm…), trong khi khó giữ chân lao động trẻ có tay nghề, và không tuyển đủ người mới bù đắp nhân sự thiếu hụt.
Công ty cho biết cần tập trung tìm kiếm đơn hàng có giá tốt hơn, đồng thời siết chặt chi phí, đặc biệt là chi phí nhân công. Kết quả là trong năm 2024, nhiều chỉ tiêu quan trọng đã không đạt kế hoạch đề ra.
TTG từng đặt mục tiêu năm 2024 có 170 lao động, doanh thu 60 tỉ đồng, lợi nhuận 6 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ tiêu đều không đạt. Điểm tích cực là thu nhập bình quân người lao động tăng 8,5% so với kế hoạch.
Bước sang năm 2025, TTG đặt mục tiêu khá tham vọng: doanh thu đạt 60 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 12 tỉ đồng - gấp đôi so với năm trước.