Mời chuyên gia Trung Quốc sang kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng Việt Nam

Admin

Dự kiến từ ngày 12 đến 17-7, chuyên gia của Tổng cục Hải Quan Trung Quốc sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng.

sầu riêng - Ảnh 1.

Nông dân miền Tây trồng sầu riêng - Ảnh: HOÀNG GIÁM

Mời chuyên gia Trung Quốc sang kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng Việt Nam - Ảnh 2.Tại sao người Việt chi hơn 9 triệu USD mua sầu riêng ngoại?ĐỌC NGAY

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, Việt Nam đã có 1.396 mã số vùng trồng và 188 cơ sở đóng gói sầu riêng được cấp mã, đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhằm tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, bộ đã số hóa toàn bộ dữ liệu mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc trên toàn quốc.

Bộ đã và đang phối hợp với một số địa phương tiến hành các thử nghiệm để giảm thiểu tối đa mức nhiễm cadimi trên vùng trồng; thiết lập bản đồ phân bố cadimi tại các vùng trồng trọng điểm và cảnh báo sớm các vùng có nguy cơ ô nhiễm cao.

Bên cạnh đó, bộ cũng đã hoàn thành dự thảo thông tư hướng dẫn cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo hướng chặt chẽ và thực tiễn hơn, đồng thời lấy ý kiến rộng rãi từ các ban ngành và địa phương.

Một quy trình kiểm soát chất lượng tại cơ sở đóng gói sầu riêng phục vụ xuất khẩu cũng đang được hoàn thiện, xin ý kiến các bên liên quan để ban hành, áp dụng trong thời gian tới.

Về vấn đề kiểm nghiệm chất vàng O và cadimi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết hiện đang có 24 phòng thử nghiệm cadimi và 14 phòng thử nghiệm vàng O đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công nhận.

Để đáp ứng nhu cầu kiểm định cadimi và vàng O, bộ đã yêu cầu các phòng thử nghiệm tăng công suất kiểm tra.

Với những giải pháp trên cùng tín hiệu thị trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi có khả năng phục hồi từ quý 3-2025, đặc biệt là vào mùa vụ chính từ tháng 8 đến tháng 10.

Tuy nhiên, mức phục hồi vẫn phụ thuộc lớn vào việc doanh nghiệp và nông dân có duy trì được điều kiện an toàn thực phẩm như đã cam kết hay không. Nếu tình trạng vi phạm vẫn tái diễn thì rủi ro xuất khẩu với ngành hàng này còn rất lớn.

"Ngoài ra, tiềm năng xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sẽ tiếp tục là điểm sáng nhờ tính ổn định, khả năng bảo quản lâu.

Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư dây chuyền chế biến và kho lạnh hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn của Trung Quốc và các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU..." - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết thêm.

Xuất khẩu sầu riêng đang dần lấy lại đà tăng trưởng

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, những tháng gần đây xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang từng bước được phục hồi, dần lấy lại đà tăng trưởng trở lại.

Trong 6 tháng đầu năm, chúng ta đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.

Tuy nhiên, đối với sầu riêng đông lạnh, Việt Nam đã xuất khẩu được 388 lô với sản lượng 14.282 tấn, tăng 310% so với cùng kỳ năm 2024.

Một phần cũng là do nhờ ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc vào tháng 8-2024.

Đồng thời dưới sự chỉ đạo, định hướng kịp thời của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các địa phương, việc chế biến sâu, mở rộng thị trường đã phản ánh nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, giảm phụ thuộc vào thị trường sầu riêng tươi và giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội tốt để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh.

Mời chuyên gia Trung Quốc sang kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng Việt Nam - Ảnh 3.Phân bón không Cadimi - Giải pháp bền vững cho sầu riêng xuất khẩu

Từ đầu năm nay, ngành sầu riêng đối mặt với việc giá và sản lượng thu mua giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân là tồn dư Cadimi trong sầu riêng.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề