Kẹt xe triền miên, cảng cạn quá tải, chính sách thiếu đồng bộ... đang khiến hoạt động logistics của siêu đô thị TP.HCM ngày càng nghẽn, cả đầu vào lẫn đầu ra.
Mục lục
Các cụm cảng và kho bãi trọng điểm của TP.HCM sẽ đóng vai trò đầu mối logistics quan trọng cho khu vực phía Nam và cả nước - Ảnh: Q.ĐỊNH
Trong bối cảnh sáp nhập hành chính, nhiều chuyên gia cho rằng TP.HCM cần tư duy lại toàn bộ bài toán quy hoạch, không chỉ xây thêm đường và cầu, mà còn "mở lối" về chính sách, hải quan, phân vùng chức năng để giải tỏa áp lực cho một siêu đô thị đang chật chội.
Tắc đường, thực phẩm tươi sống "chết yểu" trên đường
Đánh giá đường bộ hiện nay gần như là kênh vận tải chủ yếu đối với doanh nghiệp, ông Trần Quốc Thịnh, người sáng lập hệ thống lẩu gà 109 (TP.HCM), cho biết thời gian qua nhiều đường, ngay cả cao tốc phải điều chỉnh, sửa chữa dẫn đến việc kẹt xe ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến
Hạ tầng thương mại cũng như chuỗi cung ứng cho siêu đô thị tiêu dùng như TP.HCM đòi hỏi phát triển hiện đại hơn - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ông Cao Hồng Phong đánh giá việc quy hoạch các cảng, cụm cảng, kho bãi, nút giao thông cho siêu đô thị TP.HCM mới đang rất bức thiết hơn bao giờ.
Theo ông, việc di dời cảng Trường Thọ, Cát Lái, Long Bình cần đẩy sớm lên trước 2030, có thể từ 2026. Việc kết nối hạ tầng như mở rộng quốc lộ 51, hoàn thành cầu Phước An, nâng cấp cầu Đồng Nai, xử lý nút giao An Phú - Đồng Văn Cống... cũng cần sớm triển khai để tạo dòng chảy logistics liên hoàn từ cảng tới sân bay Long Thành trong tương lai.
Tuy nhiên, bài toán lớn hiện nay không chỉ ở hạ tầng vật lý mà còn nằm ở chính sách. Ông Phan Văn Hân - đại diện một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP.HCM - chỉ ra rằng TP.HCM và Hải Phòng là hai địa phương thu phí hạ tầng container xuất nhập, trong khi Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai cũ thì không. Điều này khiến doanh nghiệp né TP.HCM, dồn hàng về các tỉnh lân cận, làm tắc nghẽn cục bộ.
Về thủ tục, nhiều doanh nghiệp phàn nàn hải quan hiện vẫn chồng chéo, không minh bạch, chưa đẩy mạnh công nghệ như soi chiếu, scan... khiến phát sinh thêm thời gian, chi phí. Nhiều đơn vị phải chọn làm thủ tục ở nơi "linh động" hơn rồi mới kéo hàng về, gây lãng phí và thêm áp lực cho vận tải.
Ngoài ra, quy định chỉ cho xe container vào nội đô sau 22h cũng đang gây lãng phí nghiêm trọng với doanh nghiệp. Nhiều nhà máy nằm ở khu vực thưa dân, đường rộng nhưng vẫn phải "chờ đủ giờ", khiến hàng hóa, vật tư xuất nhập ách lại cả ngày.
Do đó theo các chuyên gia, Nhà nước cần sớm đối thoại với doanh nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp để rà soát lại quy định cấm đường, giờ giới nghiêm - vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa không "chặn đường" sản xuất.
Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?
Sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới. Làm gì để công nghiệp TP.HCM không chỉ là động lực tăng trưởng mà còn trở thành trụ cột bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế cả nước?
Hơn 70% thiếu niên Mỹ đã sử dụng bạn đồng hành AI và nhiều em trong số này cảm thấy những tương tác với AI cũng đáp ứng tốt như khi nói chuyện với bạn bè.
Nhờ nhu cầu du lịch phục hồi, thị trường khách sạn và căn hộ du lịch cũng đang “hồi sinh” sau đợt dịch Covid kéo dài. Tuy nhiên, nguồn cung số lượng phòng khách sạn và căn hộ dịch vụ tăng trưởng chậm, thậm chí căn hộ dịch vụ hầu như không có nguồn mới.
Nhà cửa, trường học, ruộng vườn chìm trong bùn đất, cảnh tượng tan hoang chưa từng thấy là hình ảnh bao trùm hiện nay tại xã biên giới Mỹ Lý, tỉnh Nghệ An.
Mặc dù lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 3,7 tỷ đồng trong quý II/2025, Thuduc House vẫn báo lãi ròng hơn 13 tỷ đồng nhờ tiền bồi hoàn trong vụ án Trần Hoàn Tiên và đồng phạm.
Mới hết 6 tháng đầu năm, tuy nhiên theo Bộ Tài chính, nhiều khoản thu, sắc thuế đã đạt 70% dự toán, điển hình là thu tiền sử dụng đất sắp cán đích cả năm.