Một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô xin cấp mã số vùng trồng bị Chi cục Nông nghiệp tỉnh Kon Tum từ chối vì không đủ cơ sở, nhưng rồi chi cục đột ngột 'quay xe' cấp mã vùng trồng cho doanh nghiệp.
Mục lục
Cây sâm Ngọc Linh được người Xê Đăng huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum, trồng tự nhiên dưới tán rừng nguyên sinh trên độ cao gần 2.000 mét tại núi Ngọc Linh - Ảnh: TẤN LỰC
Ngày 3-6, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết ông Nguyễn Hữu Tháp - phó chủ tịch UBND Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc giaĐỌC NGAY
Ngày 14-5, Chi cục Nông nghiệp tỉnh Kon Tum có công văn gửi Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Tu Mơ Rông trao đổi về hồ sơ đề nghị cấp mã vùng trồng của công ty trên.
Trong công văn, Chi cục Nông nghiệp tỉnh Kon Tum cho rằng trong tự nhiên sâm Ngọc Linh là loài đặc hữu hẹp, phân bố trong vùng núi Ngọc Linh. Cây trồng phát triển trong các điều kiện đặc trưng về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ cao so với mức nước biển… với các yêu cầu rất cao về môi trường, khí hậu, chất đất tại vùng trồng là rừng nguyên sinh che phủ.
Việc trồng cây sâm Ngọc Linh trong nhà màng là chưa có cơ sở minh chứng khoa học để cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Vì vậy vùng trồng đề nghị cấp mã số của công ty trên chưa đủ cơ sở để cấp mã số vùng trồng.
Nhưng bất ngờ đến ngày 30-5, đơn vị này thay đổi quan điểm, cấp giấy xác nhận mã số vùng trồng cho doanh nghiệp.
Theo giấy xác nhận cấp cho ông Nguyễn Duy Thái, người đại diện Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum, vùng trồng có mã số: VN-62-617-23404-13-25. Đối tượng cây trồng là cây sâm Ngọc Linh, diện tích 2,1ha và sản lượng dự kiến 3 tấn, áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.
Sâm nuôi cấy mô hay trồng từ hạt?
Trong hồ sơ xin cấp mã vùng trồng, UBND xã Ngọk Lây xác nhận công ty trên đang hoạt động nghiên cứu, trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn xã. Công ty có 12 nhà màng và 2 nhà kính đang trồng sâm Ngọc Linh.
Trước diễn biến này, chính quyền huyện Tu Mơ Rông cũng tỏ ra khá bất ngờ. Ông Võ Trung Mạnh - chủ tịch UBND huyện - cho hay đã yêu cầu UBND xã Ngọk Lây phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra tính chính xác của việc xác nhận cấp mã số vùng trồng, diện tích vùng trồng sâm Ngọc Linh cho công ty.
Theo ông Mạnh, trong nhật ký canh tác công ty ghi là trang trại trồng sâm nuôi cấy mô. Trong khi đó dự án nuôi cấy mô chưa đánh giá được hàm lượng saponin và dư chất hóa học. Nhưng khi cấp mã vùng trồng chỉ ghi là sâm Ngọc Linh, không có dòng nào đề cập sâm nuôi cấy mô.
Ông Mạnh cho rằng cần phải xác định rõ doanh nghiệp trồng sâm theo hình thức nuôi cấy mô hay trồng sâm từ hạt. Nếu trồng bằng nuôi cấy mô thì cơ quan chủ trì dự án đã lập hội đồng đánh giá về dự án nuôi cấy mô hay chưa?
Dựa vào nhật ký vùng trồng công ty cung cấp, đa số diện tích trồng sâm sử dụng phương pháp nuôi cấy mô, số còn lại không ghi rõ phương pháp nhân giống.
Việc dự kiến sản lượng 3 tấn sâm thu hoạch trên diện tích 2,1ha cũng là con số khó tin nếu so sánh với sản lượng thực tế được các doanh nghiệp và người dân trồng dưới tán rừng.
Phóng viên Tuổi Trẻ Online đã liên hệ ông Nguyễn Hoài Tâm - chi cục trưởng Chi cục Nông nghiệp tỉnh Kon Tum - để tìm hiểu vụ việc nhưng không nhận được phản hồi.
Trong khi đó ông Nguyễn Duy Thái, người đại diện Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum, trả lời công ty vừa trồng sâm nuôi cấy mô, vừa trồng sâm từ hạt nhưng không nói rõ tỉ lệ bao nhiêu rồi báo đang bận, không trả lời các nội dung liên quan và cúp điện thoại.
Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực
Ngày 10-5, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Cô là một trong những tiểu thư đình đám, được biết đến là con gái duy nhất của nữ đại gia thủy sản nức tiếng. Thế nhưng khi rời penthouse 650m2, ái nữ này lại khiến nhiều người phải bất ngờ khi "hòa tan" với cuộc sống nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, đã mời đoàn chuyên gia của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi xuất khẩu sầu riêng vào giữa tháng 7. Đây là bước đi nhằm khôi phục đà tăng cho ngành hàng xuất khẩu chủ lực này sau giai đoạn chững lại do các rào cản kỹ thuật về an toàn thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, các doanh nghiệp TMĐT đã phối hợp từ sớm với cơ quan thuế trong giai đoạn xây dựng Nghị định để tránh tình trạng 'thuế chồng thuế' và đề xuất hoàn thiện chính sách.
Vải thiều tươi đang đổ về TPHCM rất nhiều, từ chợ truyền thống đến xe đẩy bán dạo, vỉa hè… với giá chỉ từ 20.000 – 25.000 đồng/kg; thậm chí có nơi chỉ rao với giá 15.000 đồng mỗi ký vải thiều đưa từ miền Bắc vào.
Để hỗ trợ địa phương vận hành chính quyền 2 cấp, đoàn thanh niên các xã, phường ở Hà Tĩnh đồng loạt thành lập các đội tình nguyện để hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp và đưa thủ tục hành chính lên Cổng dịch vụ công quốc gia, nhiều địa phương ghi nhận hệ thống vận hành ổn định, không xảy ra lỗi đáng kể.