Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8,3 - 8,5%, một con số được đánh giá là đầy tham vọng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và áp lực từ bên ngoài chưa giảm nhiệt.
Mục lục
Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng dịch vụ đã vượt tốc độ tiêu dùng hàng hóa trong sáu tháng đầu năm 2025 - Ảnh: T.T.D.
Nhiều chuyên gia cho rằng cần khai thác hiệu quả hơn các động lực tăng trưởng, từ xuất khẩu, đầu tư công, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI),
Để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5%, tổng mức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cần phải tăng trên 13% trong năm 2025. Trong khi đó, số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy mức tăng chỉ đạt khoảng 8 - 9%, cho thấy vẫn còn khoảng cách khá lớn cần lấp đầy trong nửa cuối năm.
Muốn kích thích tiêu dùng hiệu quả, cần giải quyết song song hai trụ cột quan trọng. Thứ nhất là thúc đẩy hiệu ứng tài sản, tức tạo ra các kênh đầu tư sinh lời rõ nét nhằm khuyến khích tâm lý chi tiêu.
Điều này đòi hỏi thị trường bất động sản, thị trường vốn và hoạt động khởi nghiệp phải có chuyển biến tích cực.
Thứ hai là cải thiện sức mua thực tế của người dân thông qua các chính sách về thuế, tiền lương và an sinh xã hội.
Tăng mức giảm trừ gia cảnh, cần làm ngayĐề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng/tháng
Vừa qua Bộ Tài chính đã đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân. Không chỉ giúp gia tăng sức mua trong ngắn hạn, chính sách này còn góp phần cải thiện phân phối thu nhập, từ đó hỗ trợ tăng trưởng tiêu dùng một cách bền vững.
Bên cạnh đó, vai trò của đầu tư công như một công cụ truyền thống nhưng thiết yếu để kích thích tiêu dùng và tạo nền tảng tăng trưởng. Từ kinh nghiệm quốc tế, hầu hết các quốc gia trong giai đoạn phục hồi kinh tế đều phải đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở, logistics, giao thông và năng lượng, đồng thời kết hợp với các chính sách điều tiết thu nhập xã hội.
Chìa khóa tăng trưởng sẽ nằm ở khả năng triển khai nhanh, đúng trọng tâm và đủ quy mô để tạo hiệu ứng lan tỏa đến khu vực tư nhân, qua đó kích thích tiêu dùng và đầu tư của toàn nền kinh tế.
* Ông LÊ TỰ QUỐC HƯNG (trưởng phòng chiến lược thị trường tại Chứng khoán Rồng Việt - VDSC):
Giữ nhịp tăng trưởng bằng chính sách tiền tệ linh hoạt
Việt Nam vẫn đang theo đuổi chính sách kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với trọng tâm là đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, có kiểm soát. Việc này được Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ, nhằm giữ lạm phát trong ngưỡng cho phép, qua đó hỗ trợ tăng trưởng theo hướng bền vững.
Điều kiện thanh khoản hiện tại đã thay đổi đáng kể so với giai đoạn 2020 - 2021. Khi đó, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đồng loạt triển khai chính sách nới lỏng khiến lượng tiền trên thị trường trở nên dư thừa. Thị trường khi đó được đánh giá là ngập trong thanh khoản rẻ.
Ngược lại, ở thời điểm hiện tại, thanh khoản vẫn còn, nhưng hiệu ứng của các đợt giảm lãi suất điều hành tại Việt Nam chủ yếu giúp cải thiện vòng quay vốn, chứ không tạo ra trạng thái "quá nhiều tiền" như trước. Nói cách khác, thị trường đang trong trạng thái ổn định về thanh khoản, nhưng không dư thừa, một yếu tố có thể hỗ trợ tăng trưởng mà không gây rủi ro lạm phát tức thời.
Các thay đổi về tài khóa và tiền tệ trong thời gian tới cần diễn ra thận trọng, có lộ trình rõ ràng, thay vì những cú sốc chuyển dịch đột ngột. Điều này phản ánh quan điểm điều hành nhất quán, nhằm duy trì sự ổn định vĩ mô trong khi vẫn hỗ trợ tăng trưởng.
Đừng quên vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo bộ phận phân tích cổ phiếu SSI Research, khác với giai đoạn phục hồi phân mảnh trong năm 2024, đà tăng trưởng năm nay mang tính toàn diện hơn, khi cả sản xuất công nghiệp và tiêu dùng nội địa cùng đồng loạt tăng tốc.
Một trong những điểm nhấn chính sách là nghị quyết 68 về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong đó khẳng định doanh nghiệp tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, nghị quyết này giới thiệu cách tiếp cận mô hình hợp tác công - tư (PPP) theo hình thức quản trị hỗn hợp, như: đầu tư công - quản lý tư, đầu tư tư - sử dụng công, trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội và công nghệ thông tin.
Để khai thác tối đa động lực từ khu vực tư nhân, việc tăng tính bao trùm chính sách, đặc biệt với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vốn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế rất quan trọng. Hiện nhóm này còn gặp nhiều rào cản về nguồn lực.
Các giải pháp đề xuất là đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với tài sản công (đất đai, hạ tầng); xây dựng cơ chế hỗ trợ rõ ràng và khả thi, giúp SME mở rộng quy mô và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị. Cuối cùng là cải thiện khung pháp lý và bảo vệ quyền sở hữu để tăng cường niềm tin và thúc đẩy đầu tư tư nhân.
Thủ tướng họp bàn kịch bản tăng trưởng, đặt mục tiêu 8,3-8,5%
Sáng 16-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Hình ảnh được cho là linh kiện cụm camera của iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max vừa rò rỉ, hé lộ 4 tùy chọn màu sắc mà Apple đang thử nghiệm cho dòng sản phẩm cao cấp sắp tới.
Bộ Xây dựng cho biết tính đến ngày 15/7, cả nước đã hoàn thành 36.962 căn nhà ở xã hội, đạt 37% kế hoạch năm nay, đang đầu tư xây dựng 111.622 căn, khả năng hoàn thành trong năm 2025 là 74.021 căn.
Vinpearl được phép kêu gọi vốn cho dự án Làng Vân nhưng phải tuân thủ nghiêm quy định không phân chia nhà ở, không nhận đặt cọc, chỉ chia lợi nhuận bằng tiền hoặc cổ phiếu cho bên góp vốn.
Cơn lũ đêm 22/7, đã cuốn trôi hơn 50 ngôi nhà của bản Xiềng Tắm, xã Mỹ Lý, tỉnh Nghệ An. Giờ đây chỉ còn lại những hình ảnh nhói lòng, người dân đang cố tìm lại những tài sản vùi trong lớp đất cát.