Gia đình, bạn bè yêu thương tiễn biệt họa sĩ Lê Thiết Cương

Admin

Sáng 21-7, trong tiếng nhạc dặt dìu, những thanh âm tuyệt đẹp của Chopin, Beethoven, Bach... mà sinh thời Lê Thiết Cương nghe mỗi ngày, người thân và đông đảo bạn bè, văn nghệ sĩ đã đến tiễn biệt người nghệ sĩ họ thương yêu.

Gia đình, bạn bè yêu thương tiễn biệt họa sĩ Lê Thiết Cương - Ảnh 1.

Lễ tang họa sĩ Lê Thiết Cương diễn ra trong những giai điệu đẹp của Chopin, Bach, Beethoven - Ảnh: ĐẬU DUNG

Dù trời mưa, rất đông bạn bè, người thân đã đến Nhà tang lễ quốc gia ở Hà Nội để gửi lời chào yêu thương đến họa sĩ Lê Thiết Cương, như cách họ đã nhận được yêu thương từ anh suốt bao năm.

Đến tiễn đưa

Lê Thư Hương thổi flute tiễn họa sĩ Lê Thiết Cương về cõi an lành - Clip: Đ.DUNG

Trong đời sống văn học nghệ thuật ngổn ngang nhiều chiều, Lê Thiết Cương một mình lầm lụi đi con đường riêng là hội họa tối giản, kiên định với nó, không thế khác.

May mắn, đồng nghiệp thương, đồng nghiệp hiểu, đồng nghiệp yêu, đồng nghiệp mở lòng đón nhận cách làm của anh.

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng viếng họa sĩ Lê Thiết Cương - Ảnh: ĐẬU DUNG

lê thiết cương - Ảnh 6.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nói lời tiễn biệt bạn: "Biết từ 1993, và trân trọng từ bấy đến giờ..." - Ảnh: ĐẬU DUNG

lê thiết cương - Ảnh 7.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán (giữa) đến tiễn biệt họa sĩ Lê Thiết Cương - Ảnh: ĐẬU DUNG

lê thiết cương - Ảnh 8.

Nhà phê bình Ngô Thảo (trái), đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình (phải) thắp hương cho họa sĩ Lê Thiết Cương - Ảnh: ĐẬU DUNG

lê thiết cương - Ảnh 9.

Ca sĩ Thanh Lam và đạo diễn Việt Tú đến tiễn đưa họa sĩ Lê Thiết Cương - Ảnh: NGUYỄN HÀ NAM

lê thiết cương - Ảnh 10.

Ca sĩ Tấn Minh đến viếng họa sĩ Lê Thiết Cương - Ảnh: ĐẬU DUNG

lê thiết cương - Ảnh 12.

Bạn bè họa sĩ đến viếng họa sĩ Lê Thiết Cương - Ảnh: ĐẬU DUNG

Lê Thiết Cương sinh năm 1962 tại Hà Nội trong một gia đình nghệ thuật, với bố là nhà thơ Lê Nguyên, mẹ là nhà quay phim Đỗ Phương Thảo. Anh gọi nhạc sĩ Hoàng Vân là "ông trẻ".

Lê Thiết Cương có thời gian tham gia quân ngũ (1980-1984) rồi trở về học thiết kế mỹ thuật tại Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội (1985-1990).

Ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1992.

Trong sự nghiệp hội họa sôi nổi của mình, Lê Thiết Cương đã tổ chức 26 triển lãm cá nhân trong nước và nước ngoài từ năm 1991 cùng nhiều triển lãm nhóm.

Ông có các phẩm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (SAM), Bảo tàng Royal de Mariemont (Vương quốc Bỉ) và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Lê Thiết Cương từng đoạt 2 giải thưởng Good Design Award (Nhật Bản) trong các năm 2003 - 2004, 2005 - 2006.

Ngoài cầm cọ, cầm bút vẽ, Lê Thiết Cương còn đóng góp không ít cho văn hóa ở những bài viết sâu về văn hóa truyền thống, văn hóa Hà Nội trên báo, tạp chí, in sách.

Một số sách đã xuất bản: Lê Thiết Cương thấy (Nhà xuất bản Trẻ, 2017), Nơi chốn đi và về - in cùng Trần Tiến Dũng (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2017), Nhà và người (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2024), Trò chuyện với hội họa (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2025)…

Được biết họa sĩ ra đi khi vẫn còn mấy cuốn sách đang làm dang dở, trong đó có cuốn Tiếng chợ (Nhà xuất bản Trẻ) đang ở nhà in. Họa sĩ đã kịp cầm trên tay cuốn sách in thử trước khi qua đời.

Gia đình, bạn bè yêu thương tiễn biệt họa sĩ Lê Thiết Cương - Ảnh 3.Vĩnh biệt người tài hoa trọng tình Lê Thiết Cương

Họa sĩ Lê Thiết Cương vừa qua đời vì trọng bệnh tại Hà Nội, để lại nỗi tiếc thương sâu sắc cho người thân, đông đảo bạn bè trong giới nghệ thuật và cả văn chương.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề