Elon Musk bị coi thường: Tesla chỉ sống sót nhờ bán 595 triệu USD tín chỉ carbon, các hãng xe hơi không còn tin vào tầm nhìn của tỷ phú giàu nhất hành tinh

Admin

Thu nhập ròng của Tesla đã giảm 71% so với cùng kỳ năm trước khiến hầu hết các hãng xe hơi không còn tin vào tầm nhìn của Elon Musk.

Elon Musk bị coi thường: Tesla chỉ sống sót nhờ bán 595 triệu USD tín chỉ carbon, các hãng xe hơi không còn tin vào tầm nhìn của tỷ phú giàu nhất hành tinh- Ảnh 1.

Hãng tin CNN cho hay Elon Musk có một khát vọng với dịch vụ robotaxi và công nghệ Full Self-Driving (FSD) của Tesla, nhưng hầu hết các hãng ôtô khác lại không đặt niềm tin vào tầm nhìn này khi kết quả kinh doanh của tỷ phú giàu nhất hành tinh đang quá tệ.

Hầu hết các nhà sản xuất ôtô truyền thống như GM, Ford hay VW đều đã rút lui hoặc giảm quy mô đầu tư vào mảng robotaxi, cho rằng chi phí quá lớn, rủi ro pháp lý và công nghệ còn xa mới hoàn thiện.

Lao dốc 71%

Báo cáo mới nhất cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Tesla đang giảm, giá cổ phiếu lao dốc.

Trong quý gần nhất, Tesla chỉ còn lãi 409 triệu USD nhờ bán 595 triệu USD tín chỉ carbon cho các hãng ôtô khác.

Đặc biệt thu nhập ròng của Tesla đã giảm 71% so với cùng kỳ năm trước.

Tệ hơn, từ năm 2021, Tesla đã thu về 8,4 tỷ USD nhờ bán tín chỉ liên bang và tiểu bang thế nhưng nếu chính phủ Mỹ bãi bỏ các quy định ưu đãi cho ngành xe điện thì phao cứu sinh lợi nhuận này của hãng sẽ biến mất.

Elon Musk bị coi thường: Tesla chỉ sống sót nhờ bán 595 triệu USD tín chỉ carbon, các hãng xe hơi không còn tin vào tầm nhìn của tỷ phú giàu nhất hành tinh- Ảnh 2.

Biên lợi nhuận gộp mảng ôtô của Tesla hiện chỉ còn 12,5% trong quý I/2025, thấp nhất kể từ 2012 và thấp hơn nhiều so với đỉnh 30% vào đầu 2022.

Bởi vậy mặc dù Elon Musk đặt niềm tin vào dịch vụ gọi xe tự lái "robotaxi" và robot nhân công tại nhà máy để bù đắp, cùng với đó là công nghệ tự lái FSD đã liên tục trì hoãn nhiều năm nhưng hầu hết ngành xe hơi đều chẳng còn tin vào vị tỷ phú giàu nhất hành tinh này nữa.

Hãng General Motors (GM) đã quyết định chấm dứt phát triển robotaxi tại Cruise sau nhiều năm thua lỗ và chật vật vượt qua các yêu cầu an toàn, chi phí đầu tư lên tới hơn 10 tỷ USD nhưng chưa thu về lợi nhuận đáng kể.

Tập đoàn xe hơi Mỹ nổi tiếng này cho hay không thể tiếp tục bơm tiền để mở rộng quy mô robotaxi trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và thị trường "đã bão hoà".

Tương tự, Ford và Volkswagen đã đóng cửa Argo AI sau khi đánh giá lại khả năng mở rộng công nghệ tự lái, rút đơn xin cấp phép cho 2.500 xe không người điều khiển hàng năm vì chi phí và rủi ro không tương xứng với lợi ích ngắn hạn.

Các nhà sản xuất ôtô truyền thống nhận định đầu tư vào robotaxi đòi hỏi chi phí phát triển phần mềm, phần cứng và hạ tầng hỗ trợ rất lớn, trong khi lợi nhuận từ cước phí có thể phải chờ đến hàng chục năm mới bù đắp được chi phí ban đầu.

Thêm nữa, nhiều công ty lo ngại rủi ro pháp lý về trách nhiệm tai nạn và yêu cầu điều tra an toàn liên tục sẽ gây tổn thất không nhỏ.

Ngoài ra rất nhiều công ty cũng thiếu niềm tin vào kỹ thuật quá mới này.

Bằng chứng là Tesla đã liên tục lỡ hẹn các mốc đưa FSD về trạng thái "hoàn toàn tự động" (không cần tài xế giám sát-Level 5) qua nhiều năm, khiến không ít chuyên gia và nhà đầu tư hoài nghi về khả năng hoàn thiện sớm công nghệ này.

Thậm chí GM và Ford đã rút lui khi nhận thấy khó khăn trong việc đạt được "Level 5" (tự lái tuyệt đối) trên đường công cộng.

Một yếu tố nữa là trong bối cảnh thị trường EV toàn cầu đang bão hòa với nhiều dòng xe mới, các hãng xe có nguồn lực hạn chế không muốn phân tán nguồn lực vào mảng robotaxi, thay vào đó tập trung phát triển các mẫu EV truyền thống và mở rộng sản xuất.

Thách thức

Hãng tin Reuters cho hay tỷ phú Elon Musk từng tự tin rằng robotaxi, những chiếc ôtô chạy hoàn toàn tự động không cần tài xế, sẽ trở thành trụ cột sinh lời mới cho Tesla, với kế hoạch thử nghiệm dịch vụ robotaxi có thu phí ngay từ tháng 6/2025 tại Austin, Texas.

Tầm nhìn của tỷ phú giàu nhất thế giới cho thấy công nghệ này sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của hãng vào cuối 2026.

Elon Musk bị coi thường: Tesla chỉ sống sót nhờ bán 595 triệu USD tín chỉ carbon, các hãng xe hơi không còn tin vào tầm nhìn của tỷ phú giàu nhất hành tinh- Ảnh 3.

Người biểu tình phản đối Elon Musk và Tesla

Đồng thời, Elon Musk lặp lại niềm tin rằng tính năng Full Self-Driving (FSD) cuối cùng sẽ cho phép xe Tesla chạy không người điều khiển trên mọi cung đường, và "robotaxi và robot nhân công" chính là con át chủ bài có thể đưa giá trị Tesla vượt xa các đối thủ.

Hãng cũng đang phát triển mẫu xe chuyên dụng "Cybercab", dự kiến sản xuất từ năm 2026, nhằm tối ưu chi phí và hiệu suất cho dịch vụ này.

Xin được nhắc rằng Tesla hiện có kho dữ liệu lái xe khổng lồ từ hàng triệu xe đang phục vụ khách hàng, được coi là "vàng" để huấn luyện AI, trong khi nhiều đối thủ khác phải thu thập lại từ đầu hoặc phụ thuộc vào môi trường thử nghiệm hạn chế.

Theo ông chủ Tesla, robotaxi sẽ sinh lời gấp đôi, gấp ba lần giá vốn chiếc xe trong vòng đời hoạt động nhờ doanh thu từ cước phí, dịch vụ sạc và vận hành hạ tầng phụ trợ như trạm sạc và bãi đỗ.

CEO Elon Musk dự đoán FSD sẽ đóng góp phần lớn vào tăng trưởng doanh thu của Tesla vào nửa cuối năm 2026, giúp bù đắp cho áp lực biên lợi nhuận giảm trên mảng ôtô truyền thống.

Thế nhưng hầu như chẳng hãng xe hơi nào còn tin vào tầm nhìn này nữa khi thách thức và rủi ro là quá nhiều.

Khác với các đối thủ như Waymo, Cruise (GM) hay Argo AI (Ford), Tesla chỉ sử dụng camera kết hợp mạng nơ-ron nhân tạo (AI) và không trang bị lidar hay radar bổ trợ.

Elon Musk đánh giá đây là hướng tiếp cận kinh tế và có khả năng mở rộng cao, đồng thời khẳng định phần mềm FSD đã đạt độ tin cậy cho phép xe đi 10.000 dặm chỉ với một lần can thiệp của người

Tuy nhiên, Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) đang tiến hành điều tra ít nhất hai tai nạn chết người liên quan đến chế độ FSD, trong đó có vụ một xe Tesla chạy FSD đâm chết người đi xe máy ở Seattle và một vụ xe tự lái khác gây thương vong.

Mặc dù Bộ Giao thông Mỹ đã công bố "khung quy định về phương tiện tự động" nhằm nới lỏng một số quy định nhưng các rào cản về trách nhiệm và báo cáo an toàn vẫn là thách thức lớn trước khi triển khai thương mại rộng rãi.

Nói ngắn gọn, cả người dùng lẫn nhiều hãng xe vẫn chưa tin tưởng phó mặc tính mạng mình vào công nghệ mới của Elon Musk khi chính xe điện của hãng cũng còn gặp trục trặc.

Elon Musk bị coi thường: Tesla chỉ sống sót nhờ bán 595 triệu USD tín chỉ carbon, các hãng xe hơi không còn tin vào tầm nhìn của tỷ phú giàu nhất hành tinh- Ảnh 4.

Những chiếc xe Tesla bị người biểu tình đốt

Ngoài ra, hoạt động chính trị gây tranh cãi của Elon Musk và các lần hứa hẹn quá lạc quan về FSD đã làm xói mòn niềm tin của một bộ phận khách hàng và nhà đầu tư.

Điều này có thể khiến NHTSA và các cơ quan quản lý có thể siết chặt quy định sau các tai nạn, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chi phí triển khai robotaxi.

Theo Reuters, Elon Musk tiếp tục thúc đẩy tầm nhìn robotaxi và FSD như con át chủ bài giúp Tesla vượt lên trên mọi đối thủ, dựa vào lợi thế về dữ liệu, phần mềm và kế hoạch ra mắt sớm vào giữa năm 2025.

Tuy nhiên, những thất bại và rút lui của GM, Ford, VW, cùng lo ngại về chi phí, an toàn, và uy tín đã cho thấy con đường này không hề bằng phẳng.

*Nguồn: CNN, Reuters