
Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Bình Chánh, TP.HCM được đổi tên thành Lê Khả Phiêu - Ảnh: NGỌC KHẢI
Tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 91/2005 về quy chế đặt tên, đổi tên đường do
Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Bình Chánh, TP.HCM được đổi tên thành Lê Khả Phiêu - Ảnh: NGỌC KHẢI
Tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 91/2005 về quy chế đặt tên, đổi tên đường do
TS Nguyễn Minh Nhựt, phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM - Ảnh: PHƯƠNG NHI
Các tên trùng phổ biến thường là tên danh nhân, anh hùng dân tộc, địa danh lịch sử như Nguyễn Văn Trỗi, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... do được nhiều địa phương ưu tiên.
Còn theo PGS.TS Hà Minh Hồng - Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, sau ngày 30-6-2025, TP.HCM mới vẫn còn ít nhất 12 cặp tên đường trùng nhau ngay trong cùng quận cũ.
Đơn cử như đường Phan Văn Trị có ở phường Chợ Quán và phường An Đông; Nguyễn Thị Nhỏ xuất hiện ở cả phường Phú Thọ và Minh Phụng; Nguyễn Trường Tộ, Khổng Tử, Nguyễn Khuyến... cũng lặp tại TP Thủ Đức cũ.
Giữ tên, thêm địa chỉ hoặc phân biệt bằng số
Để khắc phục tình trạng trùng tên, PGS.TS Hà Minh Hồng đề xuất hai hướng: giữ nguyên tên đường hiện tại nhưng ghi kèm địa chỉ hành chính đầy đủ (chẳng hạn đường Chu Văn An, phường Thủ Đức; đường Chu Văn An, phường Tăng Nhơn Phú), hoặc bổ sung số thứ tự để phân biệt (ví dụ: đường Dân Chủ 1, Dân Chủ 2...).
Góp thêm ý kiến, ThS Lê Tú Cẩm - chủ tịch Hội Di sản văn hóa TP.HCM - cho rằng TP vẫn còn nhiều dư địa để đặt tên mới. Theo bà, có thể khai thác thêm các di tích, sự kiện lịch sử, địa danh văn hóa đặc sắc. Nếu được phát huy đúng mức, việc đặt tên đường sẽ góp phần làm cho TP.HCM mang đậm bản sắc của một đô thị giàu giá trị di sản.
PGS.TS Hà Minh Hồng - Hội Khoa học lịch sử TP.HCM - Ảnh: PHƯƠNG NHI
Cũng bàn về giải pháp, TS Nguyễn Minh Nhựt nhận định việc đổi tên đường cần được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm hạn chế tối đa những xáo trộn trong đời sống của người dân và doanh nghiệp.
"Việc đổi tên sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi như điều chỉnh giấy tờ nhà đất, hộ khẩu, căn cước công dân, đăng ký kinh doanh, tài khoản ngân hàng, hợp đồng thương mại, dữ liệu định vị GPS...", ông Nhựt nói.
Không chỉ vậy, quá trình này còn phát sinh chi phí hành chính, mất thời gian, tốn nhân lực xử lý và có thể gây áp lực tâm lý cho người dân khi phải thay đổi địa chỉ đã gắn bó lâu dài.
Do đó, theo ông Nhựt, cần ban hành nguyên tắc rõ ràng, trong đó ưu tiên đổi tên đối với các tuyến đường mới hình thành, chưa có sự gắn bó sâu với cư dân.
Với những trường hợp buộc phải đổi tên các tuyến đường lớn, cần có chính sách hỗ trợ người dân trong việc chuyển đổi giấy tờ, miễn phí chỉnh sửa thông tin pháp lý, đồng thời tổ chức truyền thông rộng rãi để người dân nắm bắt kịp thời và chủ động thích nghi.