Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

Admin

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới, bởi những đóng góp đặc biệt cho nhân loại của Phật giáo Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Phật hoàng Trần Nhân Tông - Ảnh 1.

Đoàn tỳ kheo Bhikkhu Bodhi dự Vesak 2025 tới thăm Tháp Phật hoàng, thuộc danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) - Ảnh: XUÂN CỪ

Đây là di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam - một di sản thế giới đặc biệt khi di sản gắn với những di tích tôn giáo và khi những giá trị tinh thần của Phật hoàng Trần Nhân Tông: Ở đời vui đạo hãy tùy duyênĐỌC NGAY

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam - cho rằng việc công nhận này khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với giá trị của quần thể di tích và những tư tưởng nhân văn, hòa hiếu tốt đẹp của Phật giáo Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Di sản Việt Nam, di sản thế giới thứ 9 được vinh danh không chỉ là niềm vui với người Việt vì những giá trị bền vững mà danh hiệu mang lại cho đất nước mà còn là niềm tự hào to lớn khi Việt Nam được thừa nhận có đóng góp mạnh mẽ cho những giá trị văn hóa, tinh thần của nhân loại bằng di sản quý giá mà Phật hoàng Trần Nhân Tông để lại.

UNESCO ghi nhận Phật giáo Trúc Lâm đại diện cho một hệ thống triết lý và tinh thần khoan dung, vị tha của Phật giáo. Các giá trị tư tưởng, văn hóa của Phật giáo Trúc Lâm hoàn toàn phù hợp với mục tiêu cơ bản của UNESCO trong việc duy trì, làm phong phú các giá trị chung của nhân loại.

Đó là các giá trị: giáo dục, xây dựng văn hóa hòa bình; tinh thần tự chủ, kết hợp hài hòa giữa con người và thế giới tự nhiên, tôn trọng quy luật của tự nhiên.

Di sản đặc biệt đóng góp cho nhân loại - Ảnh 2.Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề