"Chúng tôi không phải hướng tới sản xuất giày thể thao và áo thun. Chúng tôi muốn sản xuất thiết bị quân sự, làm những thứ lớn lao, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)", ông Trump nói.
Mục lục
Công nhân làm việc tại một công ty may - Ảnh: HÀ QUÂN
Phát biểu mới nhất của Tổng thống Donald Trump với báo chí đang được giới chuyên gia và doanh nghiệp dệt may, da giày Việt Nam nhìn nhận là một tín hiệu tích cực, trong bối cảnh giai đoạn 90 ngày tạm hoãn áp dụng Dệt may vẫn xuất khẩu tốt, một doanh nghiệp báo lãi tăng gần 50 lần
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Quang Anh - giám đốc Công ty may mặc Dony - cho rằng cục diện thương mại quốc tế có thể sẽ thay đổi sau khi Mỹ áp dụng chính sách tăng thuế đối ứng đồng loạt. Trong "cuộc chơi mới" đó, quốc gia nào linh hoạt và biết tận dụng cơ hội sẽ chiếm ưu thế.
Theo ông Quang Anh, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo bước ngoặt nếu giữ được mức thuế ổn định và tận dụng lợi thế địa chính trị cùng quan hệ hợp tác toàn diện với Mỹ.
Với ngành da giày, ông Nguyễn Văn Khánh - phó chủ tịch Hội Da giày TP.HCM - cũng bày tỏ sự lạc quan trước phát biểu mới của ông Trump, đồng thời đánh giá cao cơ hội giảm thuế sau 90 ngày tạm hoãn.
Ông Khánh nhấn mạnh Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi như giá cả cạnh tranh và khả năng linh hoạt cao trong sản xuất.
Nhiều chuyên gia nhận định khả năng hưởng lợi của ngành dệt may, da giày Việt Nam còn đến từ hệ thống hạ tầng logistics ngày càng hoàn thiện, sự phát triển của các cảng biển và môi trường chính trị ổn định - yếu tố đặc biệt cạnh tranh so với các quốc gia đối thủ giá nhân công rẻ hơn như Bangladesh.
"Nóng bỏng" từ nay đến nửa đầu tháng 6
Theo dự báo của các chuyên gia, kết quả đàm phán thuế đối ứng sẽ bắt đầu tác động rõ rệt đến ngành dệt may - da giày Việt Nam từ nửa cuối tháng 6-2025.
Do thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam sang Mỹ thường kéo dài từ 30 đến 45 ngày. Nếu muốn kịp giao hàng trước thời điểm 9-7 - thời hạn tạm hoãn áp thuế kết thúc - các doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh sản xuất và hoàn tất vận chuyển ngay trong nửa đầu tháng 6.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện đang tăng tốc thực hiện đơn hàng, đàm phán lại lịch giao, đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường mới nhằm phân tán rủi ro trong giai đoạn 90 ngày "vàng" tạm hoãn áp thuế.
Bên cạnh việc tăng tốc sản xuất, các hiệp hội ngành hàng và chuyên gia cũng khuyến cáo rằng thời điểm hiện tại, các đối tác và khách hàng quốc tế đang thận trọng theo dõi sát sao diễn biến thương mại.
Một trong những vấn đề cốt lõi lớn nhất được các chuyên gia cảnh báo là mức độ phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam dễ tổn thương trước các cú sốc thuế quan, rủi ro địa chính trị.
Ông Phạm Xuân Hồng thừa nhận khả năng tự chủ nguyên liệu trong nước hiện vẫn rất hạn chế. Nếu không cải thiện năng lực cung ứng nguyên liệu, chúng ta sẽ luôn bị động trong các kịch bản thương mại bất lợi.
Tương tự, ông Phạm Văn Việt - chủ tịch HĐQT Công ty Việt Thắng Jean - nhấn mạnh tự chủ nguồn nguyên liệu, đẩy mạnh nguyên liệu nội địa không còn là bài toán lựa chọn, mà là yêu cầu sống còn nếu Việt Nam muốn giữ vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông Trump: Mỹ muốn sản xuất xe tăng chứ không phải áo thun hay giày dép
Tổng thống Trump chia sẻ về mục đích áp thuế quan cao lên các nước, nhưng với việc '97% quần áo và giày dép đều được nhập khẩu', Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ đã phản ứng.
Hàng chục nghìn sản phẩm nước hoa với nhiều thương hiệu khác nhau vừa bị Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, thu giữ.
Sau thành công của "Lối về miền hoa", cặp đôi màn ảnh được yêu mến Trọng Lân và Anh Đào sẽ tái ngộ khán giả trong bộ phim truyền hình mới mang tên "Cầu vồng ở phía chân trời".
Diễn viên Ngọc Huyền - người từng ghi dấu ấn với vai Vân Vân trong "Thương ngày nắng về" sẽ tái xuất phim giờ vàng sau thời gian tạm vắng bóng màn ảnh hậu kết hôn.
Mitsubishi DST Concept, Hyundai Creta 2025, Suzuki Fronx hay Skoda Kushaq là những mẫu SUV nổi bật dự kiến sẽ đổ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong quý II/2025.