Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,2 triệu đồng/tháng.
Mục lục
Với mức giảm trừ gia cảnh chỉ có 6,2 triệu đồng/tháng như đề xuất, nhiều chuyên gia cho rằng khó có thể đủ trang trải cho người phụ thuộc trong độ tuổi học sinh sinh viên, bởi không đủ trang trải chi phí ăn uống, học hành, vui chơi... - Ảnh: T.T.D.
Đề xuất này tại dự thảo nghị quyết của
Người dân đến làm việc tại Thuế TP.HCM đầu tháng 7-2025 - Ảnh: T.T.D.
Cần áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới ngay trong năm 2025
Cùng với việc nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao hơn, ông Tú còn đề nghị áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới ngay cho kỳ tính thuế năm nay.
"Bởi không nên căn cơ quá với người nộp thuế. Mục tiêu là nhằm chia sẻ, khoan thư sức dân cho người nộp thuế cá nhân và kích cầu tiêu dùng trong nước", ông Tú đề nghị.
Cũng theo ông Tú, khi được giảm tiền thuế, người dân sẽ tăng chi tiêu mua sắm. Qua đó, hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa sẽ phát triển, nhộn nhịp.
Nhìn lại ba lần nâng mức giảm trừ gia cảnh trong hơn chục năm qua, số tiền thuế thu nhập cá nhân của năm sau luôn tăng hơn so với năm trước, số thu ngân sách nhà nước cũng tăng đáng kể.
Tương tự, ông Nghĩa cũng cho rằng mức tăng của hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đã rất mạnh trong thời gian qua, gấp nhiều lần so với CPI.
Do vậy, việc cho kỳ tính thuế từ 2025 giúp cho người nộp thuế đỡ phần nào gánh nặng vì từ sau dịch COVID-19 đến nay đời sống người lao động rất khó khăn. Đây cũng là động thái hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế.
Ông Nguyễn Văn Được, tổng giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cũng cho rằng người nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập từ làm công ăn lương đang sống ở khu vực thành thị vẫn còn khá khó khăn. Nên áp dụng mức giảm trừ gia cảnh này cho kỳ tính thuế 2025 vì rơi vào tháng 4-2026.
Cũng theo ông Được, thay vì chờ CPI tăng đến 20% mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh như cách tính từ trước đến nay, nên quy định khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 5 - 10% sẽ giao cho Chính phủ quyết định điều chỉnh nhằm linh hoạt và sát với thực tế hơn. Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cũng đề nghị áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới ngay cho kỳ tính thuế năm 2025.
"Rổ hàng hóa tính CPI lên đến hơn 700 mặt hàng, quá rộng trong khi hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống người dân chỉ khoảng vài chục mặt hàng mà giá những mặt hàng này đã tăng rất mạnh trong thời gian qua và thực tế đã tăng vượt mức 20% từ lâu làm đời sống người dân càng khó khăn hơn", ông Xoa nêu.
Chuyên gia cho rằng mức giảm trừ gia cảnh cần nâng lên 17 - 18 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 8 - 9 triệu đồng/tháng với người phụ thuộc - Ảnh: T.T.D.
* Đại biểu TẠ VĂN HẠ (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội):
Mức giảm trừ gia cảnh cần tăng ít nhất 50% mới hợp lý
Bộ Tài chính đã đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh, trong đó mức giảm trừ gia cảnh người nộp thuế có thể lên 13,3 - 15,5 triệu đồng, người phụ thuộc 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng, áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026.
Đại biểu TẠ VĂN HẠ
Tuy nhiên, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã được nâng 30% và áp dụng từ 1-7-2024.
Trong hơn một năm qua, kể từ khi mức lương cơ sở tăng, các chi phí để lo cho cuộc sống, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn cũng tăng theo rất nhiều.
Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cũng cần tăng lên để phù hợp với thực tiễn. Theo tôi, nếu tăng lương 30%, ít nhất mức giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng được 30% chứ không thể ít hơn. Cùng với đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giai đoạn 2020 - 2025 tăng khoảng 21,24%.
Do vậy, phải cộng vào và nếu tính đúng, mức giảm trừ gia cảnh phải được nâng lên ít nhất 50% mới là hợp lý. Việc này cũng sẽ giúp cho việc tăng lương hơn một năm qua mang đúng được ý nghĩa cần có.
Như tôi đã nhiều lần nêu quan điểm, khi Quốc hội bàn về việc nâng mức lương cơ sở, các đại biểu Quốc hội, người dân, chuyên gia cũng đã đề nghị đi kèm phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh do liên quan đến cuộc sống của người dân.
Lẽ ra ngay khi đó các cơ quan chức năng phải có sự ưu tiên, đề xuất các phương án cụ thể nhằm phục vụ vấn đề cấp bách.
Do vậy, với lần đề xuất này là rất cần thiết nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, theo tôi, không nên để đến tận kỳ tính thuế 2026 mới thực hiện mà khi nào Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì việc điều chỉnh này phải có hiệu lực thực thi được ngay.
Chính phủ cũng đã có phương án sẽ trình Quốc hội sửa đổi tổng thể Luật Thuế thu nhập cá nhân tại kỳ họp thứ 10 nên cần thực hiện theo đúng lộ trình. Trong đó, có phương án cụ thể sửa mức giảm trừ gia cảnh, các bậc thuế. Đồng thời, khi sửa đổi cũng nên đưa ra phương pháp tính, nguyên tắc phù hợp để tạo sự linh hoạt cho Chính phủ điều tiết kịp thời.
* Đại biểu TRẦN KHÁNH THU (Hưng Yên):
Cần áp dụng ngay mức giảm trừ gia cảnh mới trong năm 2025
Mức giảm trừ gia cảnh đang được tính là 11 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc, được áp dụng từ năm 2020 đến nay đã lạc hậu, khi chi phí sinh hoạt đã biến động rất lớn, nhiều nhóm hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm đều tăng mạnh.
Điều này rõ ràng tạo ra bất cập, khiến cho người nộp thuế, đặc biệt là người làm công ăn lương rơi vào cảnh "lương chưa kịp tăng đã phải đóng thuế cao hơn".
Thử hình dung, tại Hà Nội hay TP.HCM, chỉ riêng chi phí gửi trẻ, học phí, tiền nhà, thực phẩm... cũng đã "ngốn" gần hết thu nhập của một gia đình có khoản thu trung bình. Vậy mà với mức giảm trừ gia cảnh hiện nay, người làm công ăn lương vẫn phải nộp thuế như thể đang có dư giả lớn.
Đại biểu TRẦN KHÁNH THU
Nói cách khác, quy định hiện hành chưa phản ánh được khả năng chi trả thực sự của người nộp thuế.
Do vậy, cần phải điều chỉnh sớm mức giảm trừ gia cảnh, chứ không nên chờ đến tận năm 2026 như lộ trình hiện nay. Chính phủ nên sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh và áp dụng ngay trong những tháng cuối năm 2025.
Nếu chậm trễ, chính sách thuế sẽ đi sau thực tế và gây thiệt thòi cho người nộp thuế.
Trong hai phương án nâng mức giảm trừ gia cảnh được đề xuất, Bộ Tài chính "ưu tiên" phương án có lợi cho người nộp thuế, với mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 15,5 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,2 triệu đồng/tháng, áp dụng từ năm 2026.
Cá nhân tôi cơ bản đồng tình với phương án thứ 2, bởi sẽ giúp giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp ở mức cao hơn.
Nếu thực hiện theo phương án này, ngân sách sẽ giảm thu nhiều hơn, nhưng thu nhập khả dụng của người dân sẽ được tăng lên, góp phần kích thích tăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội và gián tiếp giúp tăng thu ngân sách từ các nguồn khác trong trung, dài hạn.
Tuy nhiên, như đã nói, tôi đề xuất cần triển khai sớm việc này, có thể áp dụng từ những tháng cuối năm 2025 thay vì 2026 để đáp ứng thực tiễn.
Đề xuất biểu thuế lũy tiến giảm còn 5 bậc
Về biểu thuế lũy tiến từng phần, trong dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án. Điểm đáng chú ý nhất đối với biểu thuế mà được Bộ Tài chính đưa ra là chỉ còn 5 bậc thuế thay vì 7 bậc như hiện hành.
Như vậy, khoảng cách giữa các bậc thuế kéo giãn giúp giảm số tiền phải nộp. Như phần thu nhập tính thuế bậc 1 được nâng lên 10 triệu đồng với mức thuế suất 5% thay cho mức 5 triệu đồng như quy định lâu nay. Tuy nhiên mức thuế suất vẫn 35% cho phần thu nhập tính thuế ở bậc cao nhất trên 80 triệu đồng/tháng (phương án 1); 100 triệu đồng/tháng (phương án 2).
Theo ông Trần Xoa, biểu thuế vẫn còn dày và mức điều tiết vẫn còn cao, lên đến 35%. Do vậy, ông Xoa đề xuất nên bỏ bậc thuế 35% và kéo giãn các bậc thuế trong biểu thuế lũy tiến từng phần để những người nộp thuế ở bậc cao có phần dễ thở hơn.
Đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng/tháng
Bộ Tài chính đề xuất mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc lên 6,2 triệu đồng/tháng.
Trong quá trình dẫn dắt Nvidia trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, CEO Jensen Huang thừa nhận ông gần như không có khái niệm cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Nhờ sự khởi sắc đồng loạt của các cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Gelex, Vingroup và Vietjet Air..., VN-Index bật tăng gần 25 điểm, leo lên vùng 1.509 điểm - mức đỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước thực trạng nhiều cơ sở khám chữa bệnh tại Đà Nẵng bị phát hiện hành nghề không phép, mạo danh bác sĩ, sử dụng chứng chỉ giả, Sở Y tế thành phố vừa yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương chấn chỉnh hoạt động hành nghề y.
Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa bổ sung danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với hàng chục dự án điện gió, điện mặt trời, tổng công suất hơn 1.800MW.
Nhiều mẫu xe điện đang được giảm giá hấp dẫn cho thấy tham vọng đánh chiếm mạnh mẽ phân khúc xe máy điện cho học sinh, sinh viên, người trẻ của các hãng xe.