Hội thảo Finhub2025 với chủ đề "Trung tâm tài chính quốc tế - Động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam" do Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức ngày 23-7.
Mục lục
Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia hội thảo bàn về trung tâm tài chính tại Việt Nam - Ảnh: BÔNG MAI
Việt Nam phải hút vốn cho chính mình
“Làm sao thu hút nhà Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam dự kiến 'nằm ở đâu' tại TP.HCM và Đà Nẵng?ĐỌC NGAY
Việt Nam cần xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, triển vọng rõ ràng, phát triển hạ tầng, cải cách thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng minh bạch trong kinh doanh.
Ngoài khả năng thu hút vốn, sử dụng vốn hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Ông Trung cũng chia sẻ một thực tế thú vị: nhiều nhân sự tài năng tại các định chế tài chính toàn cầu như Citibank, HSBC… nếu muốn được thăng tiến lên vị trí cao hơn, buộc phải trải qua thử thách tại những thị trường đặc biệt như Việt Nam để chứng minh năng lực.
Điều này phản ánh việc hiện có rất nhiều chuyên gia tài chính quốc tế giỏi đang làm việc tại Việt Nam.
Biết vị thế ở đâu để đưa chiến lược phù hợp
“Từ thời lâu tôi đã nghe tới ý tưởng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Nhưng khoảng một năm gần đây mới thực sự được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết tạo hành lang pháp lý để phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, với hai đầu cầu chính là TP.HCM và TP Đà Nẵng”, TS Nguyễn Anh Vũ - trưởng khoa tài chính, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM - chia sẻ.
Theo báo cáo từ Tập đoàn Z/Yen (trụ sở tại Anh), các trung tâm tài chính được phân loại thành ba nhóm: trung tâm tài chính toàn cầu, trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm tài chính khu vực.
TP.HCM đang được xếp vào nhóm trung tâm tài chính khu vực. Năm 2022, thành phố đạt 544 điểm, xếp hạng 102. Đến năm 2025, điểm số tăng lên 654, xếp hạng 98.
Ông Vũ nhận định cần đánh giá chính xác vị trí của mình để có chiến lược phù hợp. Bởi lẽ các trung tâm tài chính như New York, London, Hong Kong, Thâm Quyến, Dubai, Seoul… đều đã phát triển trước.
Việt Nam đang đi đúng hướng trong lộ trình xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. TP.HCM có thể chọn những lĩnh vực ưu tiên để phát triển, cân nhắc fintech (công nghệ tài chính), các nền tảng giao dịch và quản lý tài sản.
Cần chú trọng phát triển nền tảng vững chắc dựa trên 5 trụ cột của chỉ số năng lực GFCI (Global Financial Centres Index) để phấn đấu gồm: môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực, khu vực tài chính, hạ tầng và danh tiếng.
“Trước kia chúng tôi đã rất cân nhắc, cuối cùng lập quỹ đầu tư ở Singapore”, ông Phạm Lê Nhật Quang - điều hành ABB Private Equity (quản lý 100 triệu USD thông qua hai quỹ đầu tư) chia sẻ thực tế. Bởi Singapore có hàng lang pháp lý rõ ràng, thuế ưu đãi liên quan...
Do đó ông gợi ý trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam cần học hỏi các kinh nghiệm hay và phù hợp từ những nơi đã thành công; song song đào tạo nhân lực tài chính theo chuẩn quốc tế, để người Việt có thể làm trong trung tâm tài chính quốc tế tại nước ta và ở nước ngoài.
Tăng ưu đãi, không quên nâng cấp hạ tầng
Theo ThS Nguyễn Trúc Vân - giám đốc Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội (HIDS), mô hình trung tâm tài chính quốc tế (IFC) tại TP.HCM gồm ba cấu phần chính: thị trường tiền tệ - ngân hàng, thị trường vốn và thị trường hàng hóa phái sinh.
TP.HCM và Đà Nẵng được định hướng phát triển thành IFC, căn cứ nghị quyết 222 của Quốc hội. Nhằm thúc đẩy tài chính bền vững, tuân thủ chuẩn mực quốc tế, thu hút nhân lực chất lượng cao và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Chính sách ưu đãi trải rộng nhiều lĩnh vực: ngoại hối, tài chính - ngân hàng, thị trường vốn, thuế, chính sách cư trú và xuất nhập cảnh cho chuyên gia..., và an sinh xã hội. Các tổ chức trong trung tâm cũng có cơ chế riêng để điều hành, giám sát và giải quyết tranh chấp.
Bà Vân nhấn mạnh để hút vốn ngoại và giữ chân "đại bàng" tài chính, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các hạng mục hạ tầng: hạ tầng cứng (giao thông, không gian trung tâm, kỹ thuật), hạ tầng mềm (chính sách, nhân lực, dữ liệu, công nghệ), hạ tầng số, năng lượng cho toàn khu vực...
Chính sách thuế ưu đãi vượt trội tại Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng và TP.HCM
Quốc hội vừa ban hành nghị quyết số 222 về Trung tâm tài chính quốc tế được đặt tại TP.HCM và Đà Nẵng, với nhiều chính sách đặc thù.
Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án đường Cam Ly - Phước Thành (tỉnh Lâm Đồng) chậm tiến độ, khả năng tiếp tục phải dời thời gian hoàn thành.
Nvidia, công ty giá trị nhất thế giới, độc đáo ở chỗ mang lại lợi ích cho cả Trung Quốc và Tổng thống Trump. Nvidia, không giống như Tesla, không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Cùng chịu ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ và cạnh tranh với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản hôm nay khởi động "liên minh cạnh tranh" nhằm tăng cường phối hợp và tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu.
Hưởng ứng Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ và định hướng chuyển đổi phương tiện tại Hà Nội, ngày 21/7, Vingroup và liên minh đối tác đã gửi công văn tới UBND thành phố Hà Nội, đề xuất triển khai loạt chính sách ưu đãi từ tài chính, thuế phí đến dịch vụ, nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, chính thức áp dụng từ ngày 24/7.
Hòa Hiệp vào vai Hai Đời trong Đời Như Ý sau ba lần lỡ duyên với kịch bản này. Anh để lại cho khán giả nhiều khắc khoải, day dứt trong đêm diễn tối 23-7.
Mưa xuất hiện theo từng đợt ở từng khu vực trong thời gian từ hôm nay (24/7) đến đêm mai (25/7) với cường độ lớn. Lượng mưa tích luỹ hai ngày từ 60-130mm, có nơi trên 250mm. Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ chiều tối nay cũng có mưa dông.
TPHCM đã thực hiện rà soát, phân nhóm các dự án. Hiện, đã tháo gỡ vướng mắc hoặc không còn kiến nghị là 35/64 dự án. Các dự án cần tiếp tục theo dõi, xử lý là 29/64 dự án.