Cơ chế thuế đơn giản, hộ kinh doanh sẽ lên doanh nghiệp

Admin

Với 5 triệu hộ kinh doanh trong cả nước, chỉ cần 20% hộ chuyển lên doanh nghiệp, sẽ có thêm 1 triệu doanh nghiệp.

doanh nghiệp - Ảnh 1.

Hộ kinh doanh mong khi hết khoán thuế, chính sách thuế mới sẽ đơn giản và dễ áp dụng vì hộ kinh doanh không ràng buộc thủ tục và rất sợ bị phạt thuế - Ảnh: Quang Định

Tuy nhiên theo các chuyên gia, cần có các cơ chế ưu đãi đặc biệt, nhất là về thuế, nhằm khuyến khích hộ kinh doanh lên Cơ chế thuế đơn giản, hộ kinh doanh sẽ lên doanh nghiệp - Ảnh 2.Cơ chế thuế đơn giản, hộ kinh doanh sẽ lên doanh nghiệp - Ảnh 3.

Nhiều hộ kinh doanh mong muốn được cơ quan thuế hướng dẫn cụ thể về việc kê khai chi phí đầu vào - Ảnh: Quang Định

Từ ngày 1-6, theo nghị định 70, các hộ và cá nhân kinh doanh đang áp dụng thuế khoán, hoặc các hộ kinh doanh bán hàng trực tiếp, bán lẻ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sửa chữa ô tô, vận tải... có doanh thu từ 1 tỉ đồng trở lên phải kết nối và sử dụng hóa đơn điện tử thông qua máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.

"Đây là cơ sở để xác định doanh thu một cách minh bạch, qua đó ngăn chặn thất thoát thuế", chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú nói và cho rằng không thể để tình trạng các cửa hàng bán thuốc, thực phẩm chức năng, sữa... không áp dụng hóa đơn điện tử kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế.

Tuy nhiên, theo ông N.V.H. - chủ chuỗi nhà hàng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, điều băn khoăn là các chi phí đầu vào như rau thơm, một số loại gia vị... mua ở chợ dân sinh, từ người trồng trực tiếp, không có hóa đơn đầu vào. Do đó, ông H. mong được hướng dẫn kê khai các chi phí này để được trừ trước khi tính thuế.

"Việc áp dụng hóa đơn điện tử kết nối máy tính tiền với hệ thống của cơ quan thuế rồi, doanh thu rất rõ ràng. Trường hợp các thủ tục, quy định về kế toán, thuế, bảo hiểm... đơn giản, phù hợp với doanh nghiệp siêu nhỏ có doanh thu 1 - 3 tỉ đồng/năm, chúng tôi sẵn sàng lên doanh nghiệp", ông N.V.H. nói.

Phải kê khai theo doanh thu thực tế

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, khi chuyển sang hình thức kê khai, các hoạt động kinh doanh phải xuất hóa đơn, có chứng từ bán hàng và kê khai thuế định kỳ. Ngoài ra, các hộ kinh doanh cũng cần phân biệt rõ giữa hai phương pháp tính thuế.

Cụ thể, các hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng trở lên sẽ áp dụng cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp khấu trừ. Khi đó, thuế VAT sẽ được tính bằng cách lấy thuế đầu ra trừ thuế đầu vào và nộp phần chênh lệch còn lại.

Với những hộ kinh doanh có doanh thu dưới 1 tỉ đồng vẫn phải nộp thuế nhưng sẽ áp dụng phương pháp tính thuế theo tỉ lệ trên doanh thu phát sinh trong kỳ chứ không phải là hình thức khoán cố định một năm như trước.

Đơn cử, theo quy định hiện hành, hoạt động thương mại, bán hàng hóa chịu 1% thuế VAT và 0,5% thuế thu nhập cá nhân. Cho thuê nhà có thể áp dụng thuế suất 10% (gồm cả VAT và thuế thu nhập cá nhân)...

Như vậy, nếu trong năm, hộ kinh doanh phát sinh doanh thu 500 triệu đồng, sẽ kê khai và nộp thuế dựa trên đúng số tiền này, không còn "khoán một cục" như trước, mà phải kê khai theo doanh thu thực tế từng tháng, từng quý.

GS.TS Hoàng Văn Cường (ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội):

Hộ kinh doanh "không chịu lớn" vì sợ gánh nặng tuân thủ

Một trong những nguyên nhân quan trọng mà các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ "không chịu lớn" đó là chi phí tuân thủ thuế. Trên lý thuyết, chính sách thuế được áp dụng thống nhất cho mọi doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, chi phí tuân thủ lại tỉ lệ nghịch với quy mô. doanh nghiệp quy mô càng nhỏ, gánh nặng càng lớn, nếu tính theo tỉ lệ doanh thu hoặc lợi nhuận.

Một doanh nghiệp lớn có thể thuê nguyên bộ phận kế toán để làm thuế. Nhưng một doanh nghiệp nhỏ, doanh thu vài trăm triệu đồng cũng phải thuê người kê khai như vậy - chi phí đó chiếm tỉ trọng cực lớn trong tổng doanh thu. Chính sự bất cân xứng này là một trong những bức tường vô hình ngăn hộ kinh doanh cá thể chuyển lên doanh nghiệp.

Trong thực tế, nhiều hộ kinh doanh không ngại nộp thuế nhưng ngại thủ tục rườm rà, chi phí phát sinh và rủi ro xử phạt hành chính.

Nếu hệ thống thuế không được đơn giản hóa, "vùng xám" ấy sẽ tiếp tục tồn tại - không vì trốn tránh nghĩa vụ, mà vì sợ không đủ khả năng tuân thủ đúng luật. Khi đó, chúng ta đánh mất cơ hội đưa các nguồn lực phi chính thức trở thành lực lượng sản xuất hợp pháp, minh bạch, bền vững.

Khi chi phí tuân thủ thấp, doanh nghiệp sẽ không có động cơ lẩn tránh. Ngược lại, sẽ chủ động tham gia hệ thống để được bảo vệ và phát triển. Tôi đề xuất ngành tài chính cần có tư duy đột phá, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, dám vượt qua giới hạn của bản thân, kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin - cho, thủ tục hành chính rườm rà, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.

Cơ chế thuế đơn giản, hộ kinh doanh sẽ lên doanh nghiệp - Ảnh 3.Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói lý do bỏ thuế khoán từ năm 2026 với hộ kinh doanh

Bộ Tài chính đang hướng dẫn các hộ kinh doanh đăng ký, kê khai thuế, tăng ứng dụng công nghệ để giảm gánh nặng chi phí, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề