Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, sau nhiều năm phát triển nóng nhờ dòng vốn ngoại và chiến lược "đốt tiền" khuyến mãi.
Mục lục
Thị trường giao đồ ăn qua app đang bước sang giai đoạn sàng lọc khắc nghiệt - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sự rút lui của nhiều doanh nghiệp quốc tế đang mở ra cơ hội cho các nền tảng nội địa, đồng thời buộc các ứng dụng còn lại phải điều chỉnh mô hình kinh doanh theo hướng bền vững hơn.
Khuyến mãi thôi là chưa đủ
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng cao hơn về tốc độ giao hàng, chất lượng dịch vụ, các nền tảng giao đồ ăn đứng trước sức ép phải đổi mới mô hình kinh doanh.
Thường xuyên
Beamin đã rút lui khỏi thị trường giao đồ ăn, nhưng nhiều "anh tài" khác vẫn đang trong cuộc đua - Ảnh: TTO
Áp lực cạnh tranh vẫn gay gắt
Cùng với sự phát triển nhanh chóng, nhiều mô hình kinh doanh này cũng bộc lộ bất cập. Một trong những phàn nàn phổ biến từ các quán ăn là mức chiết khấu cao từ các nền tảng giao đồ ăn, dao động từ 20 - 30% mỗi đơn hàng, chưa kể các khoản phí quảng cáo.
"Bán qua app tưởng dễ mà không dễ. Có đơn 100.000 đồng, app lấy 30%, mình còn 70.000 đồng, trừ chi phí gần hết, lời rất mỏng", anh Thế Đỉnh, chủ chuỗi món ăn miền Trung tại TP.HCM, chia sẻ.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh giao đồ ăn trực tuyến, không chỉ ở Việt Nam, thị trường giao đồ ăn trên thế giới cũng đang trải qua giai đoạn điều chỉnh sau cơn sốt đại dịch COVID-19. Khi nhu cầu bùng nổ, các công ty ồ ạt tuyển dụng tài xế, tung khuyến mãi để giành thị phần.
Tại các thị trường phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, nơi hành vi tiêu dùng đã ổn định, các ứng dụng giao đồ ăn dần chuyển sang mô hình đăng ký thành viên (subscription), nâng cấp công nghệ và dịch vụ thay vì khuyến mãi ngắn hạn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thói quen "săn deal" khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể bỏ qua cuộc đua ưu đãi.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO Meet More, cho rằng trong thời gian tới, cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng lớn như ShopeeFood, GrabFood, beFood và Xanh SM Ngon chắc chắn sẽ còn gay gắt và khó lường hơn. Đây vẫn là giai đoạn các bên bơm vốn mạnh để giành chỗ đứng. Ai cũng muốn giành khách, giữ khách bằng mọi giá, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Lúc này, người tiêu dùng đang được hưởng lợi nhiều nhất khi các ứng dụng gần như buộc phải liên tục tung ưu đãi vận chuyển, mã giảm giá, combo tiết kiệm... để giữ chân khách hàng.
Điều đó làm thị trường trở nên sôi động, kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ giao đồ ăn vốn đang ngày một phổ biến trong đời sống đô thị. Các công ty giao đồ ăn vẫn chấp nhận bán dưới giá thành, hy sinh lợi nhuận để "khóa chân" khách.
Theo ông Luận, nhiều người nghĩ đơn giản là giao đồ ăn giá rẻ là phúc lợi người tiêu dùng nhưng đằng sau đó là bài toán kinh doanh không dễ. Chưa ai dám khẳng định khi nào có lãi vì chi phí giữ khách quá lớn.
"Trong khi đó, tâm lý người tiêu dùng Việt rất linh hoạt. Họ cài nhiều app, chọn nơi khuyến mãi tốt nhất. Điều này khiến giá dịch vụ khó tăng trong ngắn hạn, buộc các ứng dụng phải cân đối giữa giữ khách và đảm bảo lợi nhuận", ông Luận nhận định.
Dùng công nghệ thu hút khách
Theo số liệu của Momentum Works, doanh thu giao đồ ăn Việt Nam đạt khoảng 1,8 tỉ USD năm 2024, tăng 26% so với năm trước đó và được dự báo có thể cán mốc 9 tỉ USD vào 2030. Tuy nhiên "miếng bánh" này chia cực kỳ khốc liệt khi chỉ vài cái tên lớn giữ gần như toàn bộ thị phần.
Khi hệ sinh thái của Vingroup tham chiến mảng giao đồ ăn, những "ông lớn" như ShopeeFood và GrabFood không đứng ngoài cuộc, tìm đủ hướng để thu hút người dùng. ShopeeFood vừa tung bộ sưu tập "Một người ăn" với giá đồng nhất 39.000 đồng, nhắm vào khách cá nhân, đặc biệt gen Z, nhóm người trẻ có nhu cầu đặt nhanh, ăn nhanh.
Nền tảng này cũng đẩy mạnh trí tuệ nhân tạo (AI), tăng livestream, từ đó tạo ra xu hướng khám phá ẩm thực kết hợp giải trí độc đáo. GrabFood cũng mở rộng Voucher Nhà hàng, khuyến mãi tới 50%, ứng dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm và thậm chí phát triển kênh livestream khám phá ẩm thực.
Trong khi đó, Lalamove vốn mạnh mảng giao hàng siêu tốc cũng đang triển khai dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn. Ứng dụng Bolt từ châu Âu được đồn đoán sẽ gia nhập Việt Nam trong năm 2025, làm nóng thêm cuộc cạnh tranh.
Gojek và Baemin rút lui khỏi thị trường Việt: Bài học đắt giá với app giao đồ ăn
Dù chi hàng triệu USD cho giảm giá và khuyến mãi để thu hút người dùng, mới đây Gojek và Baemin đã quyết định rút lui khỏi thị trường Việt Nam - một trong những thị trường sôi động nhất Đông Nam Á.
Dù vừa trải qua hàng loạt vụ bê bối liên quan đến sữa bột giả gây rúng động dư luận, thị trường sữa Việt Nam trong nửa đầu năm vẫn ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ ở cả khâu nhập khẩu lẫn tiêu thụ nội địa.
Ngân hàng Nhà nước cho biết đang cân nhắc thận trọng và sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về lộ trình dỡ bỏ cơ chế room tín dụng, công cụ hành chính đã áp dụng hơn 20 năm qua, nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng và ổn định vĩ mô.
Với Galaxy Z Fold7, Samsung không chỉ ra mắt một mẫu điện thoại màn hình gập mới, mà là trải nghiệm Ultra toàn diện - từ thiết kế mỏng nhẹ, camera 200MP đến sức mạnh AI trên màn hình lớn.
Mỗi lần xuất hiện, nữ diễn viên này hay chọn đầm ôm sát, khoét xẻ táo bạo để khoe vóc dáng. Nhưng lần này, cô lại diện một chiếc váy suông rộng thùng thình, khéo léo che vòng hai.