Quốc gia Bắc Phi với 46 triệu dân cực chuộng thức uống từ "vàng đen" Việt Nam: Đắk Lắk trồng rất nhiều

Admin

Giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng đột biến 88 lần tại 1 quốc gia Bắc Phi.

Theo số liệu của Cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 5,45 tỷ USD với 953.900 tấn, gần bằng kim ngạch cả năm 2024 là 5,48 tỷ USD, cho thấy ngành hàng này có nhiều động lực cho mục tiêu 7 tỷ USD cả năm 2025.

Về thị trường xuất khẩu, EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm, chiếm tới 42,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 409.713 tấn, kim ngạch 2,3 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 84,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2024.

Đức, Italia và Tây Ban Nha là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng qua, chiếm thị phần lần lượt 16,3%, 7,9% và 7,4%.

Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn, giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh nhất ở thị trường Algeria với mức tăng đột biến 88 lần, đạt lần lượt 148,3 triệu USD. Tương tự, Mexico và Canada cũng tăng từ 3 – 3,5 lần về kim ngạch.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng mạnh trong 6 tháng vừa qua nhờ giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam ở mức cao, đạt hơn 5.700 USD/tấn, tăng hơn 59% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên giá cà phê Việt Nam duy trì ở mức cao vượt trội so với nhiều năm trước.

Biến động về nguồn cung cà phê của thị trường thế giới, phần khác nhờ chất lượng được cải thiện rất nhiều trong 10 năm trở lại đây đã góp phần khiến giá cà phê Việt Nam tăng mạnh.

Quốc gia Bắc Phi với 46 triệu dân cực chuộng thức uống từ

6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 5,45 tỷ USD gần bằng kim ngạch cả năm 2024.

Là thị trường hiện có kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng mạnh, Algeria hiện là 1 trong 10 thị trường xuất khẩu cà phê thô lớn nhất của Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Algeria 34.158 tấn cà phê nhân xanh, kim ngạch đạt 127,4 triệu USD, trong danh sách 

Algeria là quốc gia không trồng cà phê nên phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu của người dân vốn ưa chuộng thức uống này. Với dân số hơn 46 triệu người, mỗi năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại với trị giá khoảng 300 triệu USD.

Cà phê được nhập khẩu dưới dạng thô (hạt) và được các nhà nhập khẩu Algeria rang xay, chế biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người tiêu dùng Algeria và chính sách nhập khẩu của nước này.Trong đó, cà phê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Algeria (trên 85%), còn lại là cà phê Arabica.

Một trong những thay đổi lớn mang lại thuận lợi cho Việt Nam, đó là chính phủ Algeria đã quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu cà phê từ 30% xuống còn 5%, bỏ thuế giá trị gia tăng 19% và thuế tiêu thụ nội địa 10%. Theo đó, tổng thuế và phí nhập khẩu cà phê nhân xanh robusta vào Algeria chỉ còn 10% trong khi trước đó ở mức rất cao với 63%.

Tại Việt Nam, chúng ta có ba vùng trồng cà phê chính: Tây Nguyên, Tây Bắc và Trung Bộ. Trong đó, Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất, chiếm phần lớn sản lượng cà phê của cả nước, đặc biệt là cà phê Robusta.

Trong đó, Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được mệnh danh là "Thủ phủ Cà phê của Việt Nam", có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với diện tích khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc.