Ông Phạm Hồng Hải, tổng giám đốc OCB, chia sẻ tại sự kiện Banking innovation for startups - Ảnh: HP
Chia sẻ tại sự kiện Banking innovation for startups do Genesia Ventures và OCB vừa tổ chức chiều 18-7, ông Phạm Hồng Hải, tổng giám đốc OCB, chia sẻ tư duy truyền thống của ngân hàng rất khó thay đổi.
Khi xét đến một Nhiều start-up mong được linh hoạt vay vốn hơn ưu đãi thuê đấtĐỌC NGAY
Một rào cản khác là tỉ lệ nợ trên vốn của start-up thường ở mức cao. Do đặc thù phát triển nhanh và cần "đốt tiền" trong giai đoạn đầu, các start-up có nhu cầu vốn lớn nhưng lại ít vốn chủ sở hữu. Điều này làm gia tăng lo ngại rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng.
Không chỉ vậy, sự khác biệt về mô hình hoạt động, chiến lược kinh doanh và tổ chức vận hành khiến bộ phận phân tích tín dụng của ngân hàng gặp khó trong việc đánh giá và quản trị rủi ro đối với start-up.
Theo ông Hải, phía ngân hàng cũng cần tiếp tục hoàn thiện là năng lực đánh giá doanh nghiệp start-up. Bởi vì mô hình vận hành, chiến lược kinh doanh, cách tổ chức... của start-up rất khác với doanh nghiệp truyền thống.
Tài sản từ con người và dòng tiền
Việc thay đổi cách tiếp cận là điều tất yếu, nếu ngân hàng muốn hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo ông Hải, niềm tin vào người sáng lập (founder) là yếu tố hàng đầu. Không chỉ với start-up, bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu người đứng đầu không tạo được sự tin tưởng thì dù số liệu tài chính có "đẹp" ra sao thì khoản vay cũng khó được phê duyệt.
Ngoài ra nếu nhà sáng lập từng nhiều lần khởi nghiệp (cả thành công và thất bại), có kinh nghiệm, cam kết sẽ tạo được niềm tin lớn cho ngân hàng. Yếu tố này đôi khi không thể đo lường bằng số liệu, mà cần cảm nhận từ việc tiếp xúc, đánh giá tổng thể về con người.
Ngoài tài sản hữu hình, việc start-up có mô hình kinh doanh tốt, tạo ra dòng tiền đều đặn sẽ có khả năng thuyết phục ngân hàng. Ông lấy ví dụ, ngân hàng cần kiểm soát chính xác việc thu tiền từ đâu. Nếu start-up cung cấp dịch vụ cho các đối tác uy tín như Pepsi, Coca, Microsoft… thì khoản thu dễ định lượng, bảo đảm dòng tiền thực và minh bạch.
"Không cần tài sản đảm bảo, nhưng dòng tiền phải chảy qua ngân hàng, để ngân hàng còn theo dõi và quản trị rủi ro", ông Hải chia sẻ. Các start-up có kế hoạch kinh doanh tốt, dòng tiền ổn thì "cứ tự tin nói chuyện với ngân hàng".
Cũng theo ông, các ngân hàng sẽ luôn đặt câu hỏi: "Trong trường hợp xấu nhất, tôi có thể xử lý tài sản đảm bảo như thế nào?". Nếu tài sản đó không thể thu hồi được giá trị (dù trên giấy tờ có vẻ giá trị rất lớn), thì rất khó để ngân hàng chấp nhận nó là tài sản đảm bảo chính thức.
Link nội dung: https://www.saigoneconomy247.com/start-up-thuong-chi-co-cai-than-cua-nha-sang-lap-co-so-nao-de-vay-von-ngan-hang-a184092.html