Theo đánh giá của các chuyên gia, quy định này thể hiện bước đi cởi mở nhưng thận trọng, góp phần giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hiệu quả hơn, đồng thời tăng tính minh bạch và quản lý rủi ro tốt hơn cho nhà đầu tư, qua đó thúc đẩy
Ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp cao nhất hiện nay - Ảnh: Q.Đ.
80% trái phiếu phát hành từ ngân hàng
Theo dữ liệu từ VIS Rating, tháng 6-2025 ghi nhận giá trị phát hành trái phiếu theo tháng cao nhất kể từ năm 2022, đạt 94.000 tỉ đồng, tăng 36% so với tháng trước, nhưng hơn 80% là trái phiếu phát hành riêng lẻ của các ngân hàng.
Tính đến thời điểm cuối tháng 6, các ngân hàng tư nhân lớn (ACB, MBBank và Techcombank) đã hoàn thành khoảng 50% kế hoạch phát hành trái phiếu năm 2025, phần còn lại sẽ tiếp tục được triển khai trong nửa cuối năm. Ở khối doanh nghiệp phi tài chính, ngành bất động sản nhà chiếm thị phần lớn, trong đó Vingroup và các công ty liên quan chiếm 81% lượng phát hành trong 6 tháng năm 2025.
Trong 12 tháng tới, VIS Rating ước tính có khoảng 222.000 tỉ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn. Trong số này, 44% được phát hành bởi các tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức yếu hoặc thấp hơn. Đồng thời trong số sắp đáo hạn có 92 lô trái phiếu với tổng giá trị khoảng 50.000 tỉ đồng đã được gia hạn hai năm hoặc ngắn hơn theo nghị định 08 trong giai đoạn 2023-2025, chủ yếu nhằm giảm áp lực thanh toán ngắn hạn và tránh tình trạng chậm trả.
Thống kê cũng cho biết dư nợ trái phiếu toàn thị trường ở mức hơn 1,36 triệu tỉ đồng. Trong đó có 2.180 mã riêng lẻ, 103 mã công chúng từ 404 tổ chức phát hành.
Theo các chuyên gia, hoạt động phát hành trái phiếu ngoài hệ thống ngân hàng hiện vẫn phục hồi chậm. Nguyên nhân chính là do môi trường tín dụng với mặt bằng lãi suất thấp đang khiến doanh nghiệp ưu tiên vay vốn từ ngân hàng thay vì phát hành trái phiếu.
Không nên siết quá tay thị trường trái phiếu
Trước những ý kiến cho rằng cần tiếp tục siết chặt điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ sau hàng loạt biến cố trên thị trường giai đoạn 2022-2023, theo bà Nguyễn Ngọc Anh, trái phiếu là công cụ có đặc điểm riêng biệt, khi chỉ cần chậm thanh toán một ngày cũng bị xem là vi phạm nghĩa vụ, trong khi các khoản vay ngân hàng chỉ bị phân loại nợ xấu nhóm 3 nếu chậm trả từ 91 đến 180 ngày. Do đó, siết quá chặt thị trường này không phải là cách tối ưu.
"Vẫn cần có thêm nhiều cải cách để phát huy tiềm năng thực sự của kênh huy động vốn này. Thị trường trái phiếu sẽ không thể 'lột xác' chỉ sau một đêm. Nhưng nếu đi đúng hướng, nó sẽ trở thành mạch máu quan trọng cho nền kinh tế, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ nhà đầu tư thông qua minh bạch thông tin và phân loại rủi ro rõ ràng", bà Ngọc Anh khẳng định.
Link nội dung: https://www.saigoneconomy247.com/thi-truong-trai-phieu-se-coi-mo-nhung-khong-con-de-dai-a181824.html