Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm thời trang tại các tuyến phố ở Đà Nẵng - Ảnh: QLTT
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần sự đồng hành của nhiều cơ quan ban ngành, nhiều đơn vị liên quan để việc loại trừ
Mua sắm trực tuyến đang ngày càng bùng nổ - Ảnh: BÉ HIẾU
Doanh số tốt, nhiều doanh nghiệp tăng đầu tư
Bà Lý Hứa Thị Lan Phương, chủ nhãn hàng Chân Phương - yến sào và mật hoa thốt nốt (An Giang), cho biết chất lượng sản phẩm yến chưng, yến hũ trên thị trường khá bát nháo, "thượng vàng hạ cám đủ loại", khiến đơn vị dù đã xuất khẩu được nhưng nhiều năm qua không tự tin quảng bá mạnh tay vì sợ không chống lại được với hàng giá rẻ, kém chất lượng tràn lan.
Điều này khiến đơn vị chỉ ưu tiên đưa vào kênh bán trung và cao cấp với quy mô bó hẹp. Ngoài ra, tổ yến nhập khẩu hiện nay nhiều gấp 3 lần nguồn trong nước nhưng việc kiểm soát chất lượng chưa chặt khiến không ít đơn vị gặp khó.
"Việc Nhà nước truy quét hàng kém chất lượng dù trong ngắn hạn có người tiêu dùng ngại mua vì hoang mang nhưng lâu dài giúp giảm rõ rệt hàng giả, kém chất lượng, từ đó người nuôi yến được lợi, và doanh nghiệp sản xuất cũng yên tâm đầu tư hơn", bà Phương nhận định.
Tương tự, theo đại diện Công ty Yến Đảo Cần Giờ (TP.HCM), khi thị trường còn nhiều sản phẩm kém chất lượng, hàng quảng cáo không đúng sự thật thì những doanh nghiệp "làm thật" còn gặp khó, đặc biệt trong cuộc chiến về giá thành.
Dẹp hàng giả, các thương hiệu sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện phát triển - Ảnh: P.Q.
Giúp giữ chuẩn thay vì chạy theo giá rẻ
Theo ông Nguyễn Quang Thái, một trong những yếu tố khiến hàng giả có "đất sống" chính là giá bán thấp hơn. Ông Thái lý giải: các đơn vị sản xuất hàng nhái thường không đầu tư nghiên cứu, không có chi phí kiểm nghiệm, lại hưởng lợi từ danh tiếng thương hiệu gốc nên dễ dàng đưa ra mức giá cạnh tranh hơn. Một số doanh nghiệp còn "ăn bớt" thành phần hoạt chất để hạ giá thành, gây thiệt hại nghiêm trọng cho những nhà sản xuất tuân thủ quy định.
"Ví dụ một nhà máy sản xuất sữa chỉ sử dụng 15 thành phần thay vì 35 như công bố, từ đó tạo ra sản phẩm kém chất lượng nhưng vẫn được bán ra thị trường. Trong ngành này, người tiêu dùng không đủ chuyên môn để phân biệt chất lượng. Họ dễ bị cuốn vào giá rẻ mà không biết đang bị đánh đổi sức khỏe", ông nói.
Theo ông Thái, chính việc đánh mạnh hàng giả, nhái, kém chất lượng đang giúp doanh nghiệp làm ăn bài bản có cơ hội vươn lên, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bên trong và cả hình thức bên ngoài, thêm nhiều cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và có thêm các tệp khách hàng mới.
Hàng kém chất lượng dần hết thời trên kênh online?
Sau một thời gian dài bùng nổ doanh số trên TikTok Shop, làn sóng TikToker triệu lượt theo dõi bất ngờ gỡ bỏ giỏ hàng khỏi kênh cá nhân đang cho thấy một tín hiệu rõ ràng: thời kỳ "livestream là ra tiền" đang dần khép lại, nhường chỗ cho đòi hỏi về trách nhiệm, minh bạch và chất lượng thực sự của sản phẩm.
Gây chú ý gần đây là trường hợp của Đoàn Di Băng cũng đã gỡ hết sản phẩm quảng bá trên kênh sau khi doanh nghiệp do chồng cô làm đại diện pháp luật bị khởi tố vì liên quan đến hàng hóa vi phạm chất lượng.
Tình hình nghiêm trọng hơn với trường hợp của kênh Gia đình Hải Sen, khi cả chủ kênh lẫn giám đốc công ty bị bắt vì hành vi buôn bán thực phẩm giả. Các nền tảng liên quan và trang web bán hàng của kênh này cũng đã bị khóa.
Một loạt tên tuổi lớn như Phạm Thoại, Long Chun, Hằng Du Mục, Võ Hà Linh... cũng tạm rút khỏi "đường đua" sau các lùm xùm liên quan đến bán phá giá, sản phẩm yến giá rẻ hay nghi vấn từ thiện không minh bạch.
* Ông Nguyễn Ngọc Hòa (chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM):
Mong Nhà nước liên tục duy trì hoạt động truy quét
Việc đẩy mạnh truy quét hàng giả, kém chất lượng khiến cộng đồng doanh nghiệp phấn khởi vì có môi trường kinh doanh tích cực, nhiều doanh nghiệp yên tâm hơn để đầu tư sản xuất, thương mại, và khả năng doanh số bán hàng cũng sẽ tốt hơn.
Mong Nhà nước liên tục duy trì hoạt động truy quét này, các khâu từ cấp phép sản xuất, thương mại... cũng phải được làm chặt chẽ. Ngoài Nhà nước, các nhà sản xuất, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử... cũng phải đồng hành, "đã là vàng thì kiên trì tiếp tục là vàng", nên ưu tiên kết nối với đơn vị đàng hoàng, hàng hóa phải đảm bảo các tiêu chí chất lượng thương mại mới cho lên sàn.
Các chương trình mà nhiều sở ngành tung ra như Tick xanh trách nhiệm cũng là giải pháp để đồng hành cùng Chính phủ trong việc truy quét hàng giả, kém chất lượng, thanh lọc thị trường. Điều quan trọng là cả xã hội phải đồng hành và làm lâu dài, không đứt đoạn thì mới xử lý được triệt để gốc rễ.
Link nội dung: https://www.saigoneconomy247.com/truy-quet-hang-gia-hang-nhai-doanh-nghiep-chan-chinh-co-dat-song-a181610.html