Tổng tấn công hàng gian, giả, hàng độc hại: Thông điệp mạnh, chặn kiểu làm ăn gian dối

Chính phủ chỉ đạo quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, buôn bán gian dối. Việc này được hy vọng là "liều thuốc" đủ mạnh để cải thiện và trả lại môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp chân chính.

hàng giả - Ảnh 1.

Công an Đắk Lắk đã triệt phá nhóm sản xuất phân bón giả hồi tháng 1-2025 - Ảnh: SỸ ĐỨC

Ngày 15-5, Thủ tướng đã có công điện về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm

Ông Nguyễn Tri Thắng

* Ông có thể khái quát về thực trạng và tác hại của hàng giả, hàng gian, hàng độc hại hiện nay?

- Thực trạng hàng giả, hàng gian, hàng độc hại ở Việt Nam trong những năm qua và hiện nay vẫn diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chính phủ và các Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

* Việc làm ăn ngay thẳng sẽ được Nhà nước bảo vệ ra sao trong thời gian tới để tạo ra thị trường lành mạnh, nơi các doanh nghiệp chân chính cạnh tranh sòng phẳng?

- Có thể thấy việc Chính phủ phát động đấu tranh mạnh mẽ với hàng giả, hàng gian, độc hại và cần tiếp tục kiên trì là để bảo vệ cho kinh tế tư nhân, cho những người làm ăn chân chính được phát triển.

Thời gian qua, Chính phủ cũng thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hoãn thời gian thi hành một số luật liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt; thực hiện giãn và hoãn các loại thuế, phí; thúc đẩy tiêu dùng trong nước thông qua chính sách giảm thuế giá trị gia tăng...

Với quyết tâm của Chính phủ, việc làm ăn ngay thẳng sẽ được bảo vệ và bảo hộ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Cụ thể các doanh nghiệp chân chính sẽ được bảo vệ thông qua hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện về sở hữu trí tuệ, về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.

Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ sản phẩm dịch vụ; cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ về thông tin thị trường, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm uy tín... Song song với hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng gian là khen thưởng, vinh danh các doanh nghiệp, cá nhân làm ăn chân chính, có đóng góp tích cực vào công tác chống hàng giả, hàng gian, độc hại.

Tất cả các công việc trên sẽ tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch và lành mạnh, giúp cho các hoạt động kinh doanh chân chính được cạnh tranh dựa trên giá trị thực. Môi trường kinh doanh lành mạnh cũng tạo động lực cho sự đổi mới và sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển bền vững.

37% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Đầu tháng 5-2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024 (PCI 2024) - thước đo đánh giá của gần 10.000 doanh nghiệp trên toàn quốc về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường đầu tư của chính quyền địa phương.

Tại báo cáo PCI 2024, gần 37% doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức, tăng so với năm 2023 (33%). Trong đó, tỉ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra lên đến 28% (so với 16% năm 2023). Tỉ lệ này khi thực hiện thủ tục kinh doanh có điều kiện lên gần 55% (cao hơn nhiều so với năm 2023), về thủ tục đất đai là khoảng 50% (so với gần 38% năm 2023).

18.000

Đó là số vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả mà ngành hải quan cả nước đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trong năm 2024. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 31.350 tỉ đồng.

Lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thanh tra kiểm tra 68.280 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, phát hiện xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023). Trị giá hàng hóa vi phạm là 425 tỉ đồng (tăng 23% so với năm 2023).

hàng giả - Ảnh 4.

Công an Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với một đối tượng về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả - Ảnh: Công an tỉnh Bắc Giang

Ràng buộc trách nhiệm của sàn thương mại điện tử

Bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp chân chính: Tổng tấn công hàng gian, giả, độc hại - Ảnh 5.

Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, trở thành kênh phân phối chính yếu trong nền kinh tế số. Tuy nhiên đi cùng với sự tăng trưởng đó là hàng loạt thách thức về kiểm soát chất lượng hàng hóa, gian lận thương mại và vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Hàng loạt sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, hàng tiêu dùng... được rao bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử với mức giá thấp bất thường nhưng lại không có thông tin rõ ràng về xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng hay trách nhiệm pháp lý của người bán. Tình trạng này không chỉ gây rủi ro trực tiếp cho sức khỏe người tiêu dùng, mà còn làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin vào môi trường thương mại số - một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam.

Việc các nền tảng thương mại điện tử triển khai các chiến lược "trợ giá", giá giảm sâu nhưng sản phẩm không rõ chất lượng đang tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối truyền thống bao gồm cả hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Điều này khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính lâm vào thế bất lợi, suy giảm thị phần và giảm khả năng đầu tư trở lại vào chất lượng, công nghệ hay tạo việc làm.

Trong bối cảnh đó, rất cần một khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và cập nhật để quản lý hiệu quả lĩnh vực thương mại điện tử. Các quy định hiện hành cần được sửa đổi theo hướng nâng cao trách nhiệm pháp lý của sàn giao dịch và người bán.

Đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành giữa quản lý thị trường, công an kinh tế, thanh tra chuyên ngành để tăng cường hậu kiểm. Luật Giao dịch điện tử 2023 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã đặt ra những nền tảng pháp lý quan trọng, nhưng cần cụ thể hóa bằng các thông tư hướng dẫn và cơ chế xử phạt khả thi.

Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh không cần thiết, đơn giản hóa quy trình đầu tư, tăng cường liên thông giữa các cơ quan nhà nước và ứng dụng công nghệ số vào giải quyết thủ tục hành chính là những bước đi cần thiết để tạo sự thuận lợi, công bằng và khuyến khích sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Vinh Huy (phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM)

Bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp chân chính: Tổng tấn công hàng gian, giả, độc hại - Ảnh 6.

Một số thực phẩm giả bị công an thu được trong đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn - Ảnh: Công an Hà Nội

Cửa làm giàu bất chấp đang hẹp dần

Bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp chân chính: Tổng tấn công hàng gian, giả, độc hại - Ảnh 5.

Người dân, doanh nghiệp khi khởi nghiệp kinh doanh với khao khát làm giàu thì họ sẽ tìm nhiều cách để rút ngắn thời gian kinh doanh nhưng tối đa hóa lợi nhuận, giảm nghĩa vụ tài chính (thuế, phí...)... Cùng tâm lý đó, không ít trường hợp vẫn tuân thủ pháp luật và tìm được hướng làm ăn ngay ngắn.

Nhưng không ít trường hợp chọn làm ăn kiểu "khôn lỏi", "lách luật", thậm chí bất chấp các tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh, pháp luật mà làm ăn gian dối, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, độc hại, trốn thuế. Họ biết kiểu làm ăn gian dối của mình là phạm pháp, hại người nhưng vẫn cứ ngó người khác làm bậy và làm theo, bất chấp.

Xã hội rất đồng tình việc cơ quan chức năng đang tổng tấn công hàng giả, hàng gian, độc hại. Nhiều vụ việc vi phạm đã được xử lý nghiêm minh là điển hình nhãn tiền để các cá nhân, doanh nghiệp đang làm ăn bất minh, vi phạm nhìn vào đó mà tự sửa đổi cách làm ăn cho ngay ngắn nếu chỉ do vô ý, do thiếu hiểu biết. Trường hợp vẫn cố tình duy trì, lựa chọn lối làm ăn bất chính, bất chấp thì quy định pháp luật quy kết là lỗi cố ý, có động cơ vi phạm và sẽ bị xử lý nghiêm.

Thành công, làm giàu thì mỗi cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng mong muốn, khao khát hướng đến. Người dân, doanh nghiệp được làm (được sản xuất, kinh doanh) những gì pháp luật không cấm. Nhưng lách luật để cố tình vi phạm là điều cần mạnh tay chấn chỉnh. Không thể kéo dài tình trạng địa phương nào cũng có các vụ thực phẩm ngâm hóa chất hay quá nhiều vụ quảng cáo thổi phồng công dụng hàng giả vẫn nhan nhản trên mạng.

Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM)

Bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp chân chính: Tổng tấn công hàng gian, giả, độc hại - Ảnh 8.Chống buôn lậu, hàng giả 24-5: Nhà khoa học, cán bộ y tế phải cam kết minh bạch

Các nhà khoa học và cán bộ y tế phải cam kết minh bạch trong quảng cáo sản phẩm; Công an Bắc Giang thực hiện tháng cao điểm truy quét hàng giả; Giữ hàng ngàn quần áo không rõ nguồn gốc ở Ninh Thuận là những thông tin mới về chống hàng giả hôm nay.

Link nội dung: https://www.saigoneconomy247.com/tong-tan-cong-hang-gian-gia-hang-doc-hai-thong-diep-manh-chan-kieu-lam-an-gian-doi-a174002.html