Nhiều dự án năng lượng tái tạo dù bán điện lên lưới nhưng chủ đầu tư chỉ được thanh toán một phần sản lượng điện đã bán - Ảnh: NGỌC HIỂN
Các nhà đầu tư, quỹ đầu tư và Hiệp hội Điện gió - Mặt trời Bình Thuận cùng loạt nhà đầu tư trong nước vừa cùng ký thư kiến nghị khẩn cấp gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan đến phương thức xử lý đối với 173 dự án điện gió và
Danh sách các nhà đầu tư, các hiệp hội và các định chế tài chính đã ký đơn gửi Chính phủ về đề xuất giữ nguyên giá mua bán điện
Vì sao lại có đề xuất tính lại giá điện?
Thời gian qua các cơ quan chức năng tại Việt Nam đề xuất giải pháp khắc phục các sai phạm, vi phạm của các dự án năng lượng tái tạo đã được Thanh tra Chính phủ kết luận cụ thể tại kết luận số 1027.
Trong đó có 173 nhà máy/phần nhà máy điện mặt trời, điện gió được công nhận ngày vận hành thương mại, và hưởng giá mua bán điện ưu đãi khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư.
Trong số các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với các dự án năng lượng, cơ quan chức năng đề xuất đối với các dự án xảy ra vi phạm, không đáp ứng đủ các điều kiện sẽ không được hưởng giá ưu đãi và phải xác định lại giá điện. Đồng thời thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đã được hưởng không đúng thông qua bù trừ, thanh toán tiền mua điện.
Do đó thay vì được hưởng giá mua bán điện cao lên đến 9,35 cent/kWh (tương đương 2.231 đồng/kWh theo giá FIT 1) hoặc 1.692 đồng/kWh (tương đương 7,09 cent/kWh theo giá FIT 2), các dự án có nguy cơ hưởng mức giá bằng với các dự án chuyển tiếp là không quá 1.184,9 đồng/kWh.
Như vậy nếu tính lại giá điện, các dự án sẽ sụt giá bán điện từ 24-47% so với mức giá mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang mua.
Link nội dung: https://www.saigoneconomy247.com/cac-nha-dau-tu-nang-luong-tai-tao-lai-kien-nghi-giu-nguyen-gia-mua-ban-dien-voi-173-du-an-a173397.html