Doanh nghiệp Việt tìm thị trường mới

Bên cạnh nỗ lực đáp ứng các đơn hàng từ thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt đang tích cực tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường hiện diện tại các khu vực tiềm năng như Đông Nam Á, châu Phi hay Trung Đông.

doanh nghiệp Việt - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường mới tại hội chợ triển lãm thực phẩm và đồ uống FHA (Food & Beverage 2025) ở Singapore hồi tháng 4-2025 - Ảnh: CHI LÊ

Trong bối cảnh đó, nhiều Doanh nghiệp Việt tìm thị trường mới - Ảnh 3.Xuất khẩu tôm tăng cao, doanh nghiệp tất bật đơn hàngĐỌC NGAY

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp chỉ chịu chi phí đến khi hàng lên tàu, thuế có thể do phía nhập khẩu chịu. Ngược lại, nếu doanh nghiệp lo toàn bộ chi phí đến tận cửa hàng, họ sẽ phải tự gánh phần thuế tăng thêm.

Ông Phạm Sỹ Thành - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc (CESS) - cảnh báo trong sáu nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ, nhiều mặt hàng có thể bị thay thế nếu giá hàng Việt tăng do thuế, trong khi các đối thủ vẫn giữ được lợi thế giá. 

"Khi đánh giá tác động trước khi tìm kiếm giải pháp, đặc biệt với từng nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỉ USD thì cần phân tích kỹ các phương thức xuất khẩu đang được áp dụng", ông Thành lưu ý.

Dù sở hữu lợi thế về nguyên liệu từ nông sản Việt Nam với hương vị đặc trưng, ông Nguyễn Thanh Hiền nhìn nhận điểm yếu lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là hoạt động marketing. 

"Khó khăn lớn nhất là làm sao để khách hàng biết đến tương ớt Chilica. Chúng tôi làm marketing chưa tới. Đây là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt là không đủ nguồn lực và kinh nghiệm để tiếp thị sản phẩm", ông Hiền nói.

Ông cho rằng nếu doanh nghiệp Việt biết tận dụng những lợi thế riêng có như khí hậu, thổ nhưỡng và hương vị nguyên bản của nông sản trong nước thì hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt cho sản phẩm. 

Khi kết hợp với đầu tư bài bản vào công nghệ trong các khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản, doanh nghiệp có thể xây dựng được lợi thế cạnh tranh riêng, ngay cả khi phải đối đầu với các quốc gia có thế mạnh về sản xuất quy mô lớn.

Trái cây Việt - Mỹ: cơ hội hai chiều

Không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đang nhìn thấy cơ hội nhập khẩu các sản phẩm cao cấp từ Mỹ để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu rau quả từ Mỹ với giá trị gần 550 triệu USD, tăng 64% so với 2023.

Hiện có tám loại trái cây Mỹ được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam là táo, nho, cam, cherry, lê, việt quất, đào và xuân đào. Ba loại khác là quýt, chanh vàng và mận cũng đang trong tiến trình đàm phán. Trong số này xuân đào là loại trái cây mới, có hình trái tim, vỏ đỏ nhẵn mịn, vị ngọt giòn, giàu vitamin và chất xơ.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ NN& PTNT) dự kiến sẽ cử cán bộ sang Mỹ để đánh giá vùng trồng tại Mỹ vào cuối tháng 4-2025 và chuẩn bị cho mùa vụ giao thương sắp tới.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông Francis Le, đại diện Hiệp hội ngành hàng các sản phẩm nông sản của Mỹ tại Việt Nam, cho biết đang làm việc để đưa những lô hàng xuân đào đầu tiên về Việt Nam.

Ông cho biết: "Mỹ là nước thứ hai được phép nhập khẩu xuân đào vào Việt Nam, sau Úc. Nhiều đơn vị trong nước đang chủ động đặt hàng, dù sản lượng ban đầu chưa thể ước tính vì người tiêu dùng chưa biết nhiều về loại quả này".

Theo kế hoạch, xuân đào sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không, tương tự như cherry. Ông Francis ước tính mỗi năm Việt Nam nhập 600.000 - 700.000 thùng cherry từ Mỹ (mỗi thùng 5kg) và khoảng 2 triệu thùng táo (mỗi thùng 20kg).

Doanh nghiệp Việt tìm thị trường mới - Ảnh 4.Doanh nghiệp Việt tăng sản xuất, xuất khẩu hàng tái chế

Nhiều doanh nghiệp đã tăng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm tái chế để đáp ứng xu hướng dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng ngày một tăng ở thị trường nội địa lẫn quốc tế.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://www.saigoneconomy247.com/doanh-nghiep-viet-tim-thi-truong-moi-a169953.html