
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, phó tổng giám đốc Vietravel, phát biểu tại hội nghị - Ảnh: ITPC
Theo các doanh nghiệp (DN), TP.HCM sau sáp nhập cần nhanh chóng định vị lại cấu trúc du lịch, nhận diện sản phẩm chủ lực, giúp DN định hình rõ hướng đi cũng như trong đầu tư phát triển du lịch.
Vướng pháp lý, chờ quy hoạch
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh TP.HCM vừa thực hiện sáp nhập địa giới hành chính và triển khai, do vậy, các DN đề nghị được hỗ trợ thông tin, hướng dẫn thủ tục pháp lý liên quan cập nhật giấy phép, báo cáo chuyên ngành, xếp hạng cơ sở lưu trú và thủ tục hành chính sau sáp nhập.
Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, phó tổng giám đốc Vietravel, chỉ ra những thách thức mà ngành du lịch TP.HCM gặp phải khi gắn với đơn vị hành chính mới. Đó là "nhiễu" thương hiệu điểm đến, nhiều tên gọi bị thay đổi, gây khó khăn trong truyền thông và bán sản phẩm du lịch đã định vị lâu năm như "Biển Vũng Tàu", "Địa đạo Củ Chi", "Sông Bé golf tour"...
"Nhưng hiện chưa có quy hoạch du lịch tổng thể toàn vùng mới (TP.HCM mở rộng), dẫn đến các doanh nghiệp lữ hành khó khăn không rõ định hướng sản phẩm chủ lực, điểm nhấn để quảng bá, xúc tiến. Và bất cập trong thủ tục hành chính liên vùng. DN phải điều chỉnh lại hồ sơ pháp lý, giấy phép con, mã số thuế khi địa bàn hoạt động thay đổi; nhiều quy trình thủ tục phải làm lại từ đầu. Rồi vướng trong việc không đồng nhất trong chính sách hỗ trợ cũ - mới như chính sách ưu đãi về thuế, quảng bá...", bà Hoàng nói.
Đại diện Hiệp hội Du lịch TP.HCM cũng đề xuất sửa lại Luật Du lịch, giải quyết tình trạng các cuộc gọi lừa khách về voucher du lịch; ban hành quy hoạch TP.HCM mới giai đoạn 2026 - 2035; thí điểm sandbox tại các vùng ven như Cần Giờ, TP.HCM chỉ đạo tổng rà soát dự án nút giao An Phú và kênh Tham LươngĐề xuất thí điểm cho thuê căn hộ ngắn ngày trong chung cư ở TP.HCM