
Các công ty chứng khoán cho vay "kiếm đậm" hơn nghiệp vụ môi giới - Ảnh: AI vẽ
Theo dữ liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính quý 2-2025, tổng dư nợ cho vay margin của gần 30 Chứng khoán sẽ ra sao sau khi áp sát đỉnh 1.500 điểm?
Các công ty chứng khoán cho vay "kiếm đậm" hơn nghiệp vụ môi giới - Ảnh: AI vẽ
Theo dữ liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính quý 2-2025, tổng dư nợ cho vay margin của gần 30 Chứng khoán sẽ ra sao sau khi áp sát đỉnh 1.500 điểm?
Còn tính theo tốc độ, VPBank Securities lại nổi lên như hiện tượng trong quý 2-2025 khi dư nợ margin gần như tăng gấp đôi so với đầu năm, đưa công ty này vươn lên vị trí thứ tư toàn ngành.
Cụ thể tính đến cuối tháng 6-2025, tổng dư nợ margin của VPBank Securities đạt 17.653 tỉ đồng, tăng 4.893 tỉ đồng so với quý trước đó, nhưng đã tăng hơn 8.200 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương ứng mức tăng 87%.
Cũng như SSI, TCBS, động lực tăng trưởng mạnh mẽ của VPBank Securities đến từ việc liên tục tung ra các gói margin với lãi suất cạnh tranh trong thời gian qua nhằm mở rộng thị phần.
Nhiều công ty không tăng còn "sụt"
Trái ngược xu hướng tăng tốc cho vay margin của các công ty chứng khoán thuộc khối ngân hàng, Chứng khoán TP.HCM (HSC), một trong những "ông lớn" của ngành, lại ghi nhận dư nợ margin sụt giảm.
So với đầu năm, dư nợ margin của HSC giảm 615 tỉ đồng, phần lớn mức giảm này diễn ra trong quý 2. Dù vẫn giữ vị trí thứ ba trên thị trường, quy mô dư nợ margin của HSC hiện chỉ còn 19.813 tỉ đồng.
Tương tự, Mirae Asset (Việt Nam) và VPS cũng chứng kiến quy mô margin thu hẹp lần lượt 35 tỉ đồng và 987 tỉ đồng trong quý 2. Trong đó, dư nợ VPS tại thời điểm cuối tháng 6-2025 còn 17.013 tỉ đồng sau khi vượt lên 18.000 tỉ đồng ở cuối quý 1.
Còn tại Mirae Asset (Việt Nam), dư nợ cuối quý 2 còn 17.475 tỉ đồng, sau khi vượt lên mức 17.510 tỉ đồng cuối quý 1.
Dữ liệu cũng cho thấy Chứng khoán MB (MBS) và Vietcap ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tính đến ngày 30-6, dư nợ margin của MBS đạt 12.634 tỉ đồng, trong khi Vietcap đạt 11.123 tỉ đồng, đều tăng thêm hơn 1.000 tỉ đồng so với quý trước.
Việc mở rộng quy mô cho vay margin đã mang lại nguồn thu lãi đáng kể, đóng góp quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của các công ty chứng khoán. Thậm chí nhiều công ty chứng khoán thu được từ lãi cho vay cao hơn cả một số ngân hàng nhỏ.
Đơn cử TCBS, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 844 tỉ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng, công ty chứng khoán của Techcombank "bỏ túi" 1.575 tỉ đồng tiền lãi từ các khoản cho vay và phải thu, tăng 30%.
Tiếp đến là SSI, cũng ghi nhận mức lãi từ khoản cho vay và phải thu trong quý 2 đạt 830 tỉ đồng, tăng 62%, còn lũy kế 6 tháng đạt 1.457 tỉ đồng, tăng 52%…
Chứng khoán diễn biến ra sao quý 2?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30-6-2025, VN-Index đóng cửa tại 1.376,07 điểm, tăng 8,6% so với đầu năm, ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với phần lớn các thị trường khu vực.
Thanh khoản bình quân trên sàn HoSE đạt 17.129 tỉ đồng/phiên, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo VDSC, điều này phản ánh sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền đầu cơ, đặc biệt từ nhóm nhà đầu tư cá nhân.
Trái ngược, HNX-Index đạt 229,22 điểm, giảm nhẹ 0,8%, trong khi UpCOM Index đạt 100,84 điểm, tăng 6,1% so với đầu năm.
Tuy vậy, thanh khoản trên cả hai sàn đều tăng trưởng tích cực với HNX đạt 646 tỉ đồng/phiên và UpCOM đạt 1.111 tỉ đồng/phiên (-4,2% và +20,4% so với cùng kỳ năm ngoái).
Tính chung 6 tháng đầu năm, khối ngoại tiếp tục duy trì vị thế bán ròng mạnh mẽ, tổng giá trị bán ròng lên tới 39.836 tỉ đồng qua cả kênh khớp lệnh lẫn thỏa thuận. Dòng tiền nội, đặc biệt từ nhà đầu tư cá nhân, tiếp tục giữ vai trò then chốt duy trì cân bằng cung - cầu và là động lực chính giúp thị trường trụ vững.